Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Điều gì quyết định chất lượng của một văn bản thuyết minh?
Cách nào dưới đây có thể giúp văn bản thuyết minh không bị mơ hồ, trừu tượng?
Các ý kiến sau đúng hay sai?
Đúng | Sai | |
---|---|---|
Để chuẩn bị cho bài văn thuyết minh, người viết cần thu thập thông tin từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy. | ||
Thông tin luôn vận động, bởi vậy người viết cần không ngừng cập nhật. | ||
Viết văn bản thuyết minh, người viết chỉ sử dụng kiểu câu trần thuật. | ||
Viết văn bản thuyết minh, người viết không được sử dụng các biện pháp tu từ. |
Xếp các trường hợp sau vào hai nhóm.
- Giải thích câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
- Chứng minh âm nhạc có vai trò quan trọng đối với con người
- Trình bày quy tắc của trò chơi dân gian ô ăn quan
- Giới thiệu một tác phẩm hội họa mà em yêu thích
Văn bản nghị luận
Văn bản thuyết minh
Cách nào dưới đây có thể giúp bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt, không đơn điệu?
BƯỞI PHÚC TRẠCH
[...] Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không dô ra, dáng hơi dẹt đầu cuống và đầu núm. Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. Nâng trên lòng bàn tay, vỏ thấm vào da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương thơm. Chỉ dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào vỏ, xung quanh nơi ấn màu vỏ sáng lên và li ti hiện ra một lớp tinh dầu mơ hồ thoảng mùi hương dìu dịu,...
Vỏ bưởi Phúc Trạch mỏng chứ không dày như nhiều loại bưởi khác. Cầm con dao sắc, gọt nhẹ, màu hồng đào trồi lên mịn màng như má cô gái dậy thì. Gọt sâu vào một chút nữa, cái màu hồng đào ấy càng đậm hơn, càng đằm thắm hơn. Cuối cùng, dí mũi dao lên đỉnh quả rạch dọc xuống múi chia thành nhiều phần đều đặn, rồi dùng tay bóc,... Những múi bưởi hiện ra một màu hồng quyến rũ. Tách ra từng múi, tép bưởi chen chúc nhau mộng lên đầy ắp hương vị hấp dẫn,... Dĩ nhiên là vị của nó không cay the, không chua nhưng cũng không ngọt đậm, mà ngọt thanh. Càng ăn càng thích. Ăn nhiều không chán.
Chẳng mấy ai dùng bưởi cho người ốm ăn, mà thường dùng cam. Ấy thế mà ở Hà Tĩnh, người ta cố mua cho được bưởi Phúc Trạch khi trong nhà có người ốm đau... Già nua tuổi tác, người mệt mỏi, miệng khô, được ăn múi bưởi Phúc Trạch cảm thấy tỉnh táo, dễ chịu,... [...]
(Võ Văn Trực)
Đọc văn bản trong bài đọc và lần lượt trả lời các câu hỏi.
Văn bản trên cung cấp cho người đọc thông tin về (chọn 2 đáp án)
Câu văn nào sử dụng biện pháp tu từ so sánh?
Xác định kiểu văn bản của văn bản trên.
Nhận xét ngôn ngữ của văn bản trên.
Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Y khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20 – 30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học I-li-noi Ur-ba-na Sam-pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ-ron nhiều hơn (tới 25%) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn.
Vũ Đình Cự (Chủ biên), Giáo dục hướng tới thế kỉ XX)
Đọc đoạn trích trong bài đọc và lần lượt trả lời các câu hỏi.
Việc sử dụng những con số cụ thể đem lại tác dụng gì cho đoạn trích?
Vì sao có thể khẳng định đoạn trích trên có tính chuẩn xác?
Câu đầu tiên và câu cuối cùng trong đoạn trích có quan hệ với nhau như thế nào?
Đáp án nào dưới đây sai khi nói về đoạn trích trên?
CHỮ TA
Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ”, có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn ở phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Hàn Quốc. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
Báo chí ở Hàn Quốc khá nhiều. Tôi không biết chữ Hàn Quốc nhưng cũng xem qua khá nhiều tờ báo. Có một số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp. Nhưng các tờ báo phát hành ở trong nước đều không có mấy trang viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học, ngoại thương có in trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc. Trong khi đó ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oại” trong khi đó người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.
Phải chăng đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm?
(Theo Hữu Thọ, Bản lĩnh Việt Nam)
Đọc đoạn trích trong bài đọc và lần lượt trả lời các câu hỏi.
Quan điểm của tác giả về vấn đề sử dụng tiếng nước ngoài như thế nào?
Vì sao có thể xác định văn bản trên là văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin?