Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tóm tắt lí thuyết SVIP
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng:
- Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng).
- Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp).
- Khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định
- Xu hướng chuyển dịch như trên phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện nước ta hiện nay.
- Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
- Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:
- Ở khu vực I: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Nếu xét nông nghiệp theo nghĩa hẹp, xu hướng là giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
- Ở khu vực II: công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
+ Xu hướng là tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
+ Trong cơ cấu sản phẩm công nghiệp: tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng. Giảm tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình. - Ở khu vực III: đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.
@60131@@60132@
2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
Bảng: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 1995 - 2005 (đơn vị: %)
Thành phần | 1995 | 2000 | 2005 |
Kinh tế Nhà nước | |||
40,2 | 38,5 | 38,4 | |
Kinh tế ngoài Nhà nước
|
53,5 |
48,2 8,6 7,3 32,3 |
45,6 6,8 8,9 29,9 |
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài | 6,3 | 13,3 | 16,0 |
- Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.
- Thành phần kinh tế Nhà nước: tuy giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng giảm. Trong đó, kinh tế tư nhân có xu hướng tăng.
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng.
@60133@
3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta cũng đang có sự chuyển dịch. Cụ thể:
- Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
- Việc phát huy thế mạnh từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá sản xuất giữa các vùng trong nước:
+ Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm. - Trên cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng KTTĐ phía Bắc.
+ Vùng KTTĐ miền Trung.
+ Vùng KTTĐ phía Nam.
+ Vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long (quyết định thành lập năm 2009)@60134@
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây