Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tình sông núi SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nhà thơ Trần Mai Ninh tên thật là Nguyễn Thường Khanh. Ông sinh năm 1917 tại Thanh Hóa.
- Lúc thiếu thời, nhà thơ học Thành Chung ở Thanh Hóa, sau đó ra Hà Nội học tiếp Tú Tài. Ngay từ thời đi học, ông đã cùng với một số bạn bè ra tờ báo có tên Con sáo để phê phán nền giáo dục thực dân và nói lên ý tưởng của tuổi trẻ học đường. Sau đó Trần Mai Ninh tham gia phong trào yêu nước Mặt trận dân chủ (1936 – 1939) của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông tiếp tục viết bài và trực tiếp làm phóng viên, tham gia biên tập các tờ báo của Đảng xuất bản trong thời kỳ này như: Bạn dân, Thời thế (1937), Tin tức, Thế giới, Người mới (1938), Bạn đường (1939)… với các bút danh: KT, Mạc Đỗ, Trần Mai Ninh, Hồng Diện, Nguyễn Thường Khanh. Ông không những là một ngòi bút sắc sảo, xông xáo, nhiệt huyết mà còn là một người vẽ tranh minh họa và trình bày báo có tài.
- Khi Mặt trận dân chủ bị chính quyền thuộc địa đàn áp, Trần Mai Ninh về quê hoạt động ở chiến khu Ngọc Trạo. Ông bị nhà cầm quyền bắt giam nhưng sau đó ông vượt ngục và tham gia giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở Nam Trung bộ. Sau đó Trần Mai Ninh tham gia kháng chiến ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa rồi bị giặc Pháp bắt giữ.
- Trần Mai Ninh đã để lại nhiều tác phẩm, nhưng nổi tiếng hơn cả là bài thơ Nhớ máu. Ông đặc biệt nổi tiếng với các bài thơ mở đầu cho dòng thơ cách mạng và kháng chiến thật hào hùng. Năm 2007, ông được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học và Nghệ thuật.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong Thơ Việt Nam 1945 - 1975.
- Thể thơ: Tự do.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời trong những ngày nhà thơ tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp; qua đó phản ánh những tâm tư, tình cảm của những người dân cần lao dành cho quê hương, Tổ quốc trong bối cảnh đất nước đang gồng mình chiến đấu giành độc lập.
- Bố cục: 3 phần:
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo
- Đề tài: Tình yêu đất nước.
- Chủ đề:
- Cảm hứng chủ đạo: Qua nhan đề bài thơ, có thể thấy điều thôi thúc tác giả phải viết chính là sự gắn bó sâu nặng với Tổ quốc, trong đó có tình yêu mặn nồng với những cảnh sắc đẹp tươi và niềm xúc động lớn lao trước hình ảnh nhân dân lao động đã đổ mồ hôi và máu để "làm ra đất nước".
2. Mạch cảm xúc
- Cảm xúc trong bài thơ luôn có sự vận động với những sắc thái, cung bậc khác nhau, nhưng tất cả đều thống nhất trên một nền tảng tình cảm và nhận thức chung đó là tình yêu đất nước và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.
- Mạch cảm xúc của bài thơ tương ứng với nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ.
a. Niềm hân hoan, phấn chấn của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.
- Nhà thơ liệt kê rất nhiều địa danh để biểu thị cái nhìn toàn cảnh về vùng đất Nam Trung Bộ nói riêng, đất nước nói chung; đồng thời cũng thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với những nơi mình từng gắn bó, đó là: sông Trà Khúc, Tam Quan, Bồng Sơn, Bình Định, Phú Phong, Phù Cát, An Khê, sông Cầu, Vũng Lấm, Tuy Hòa, Nha Trang, Diên Khánh.
- Ứng với mỗi địa danh lại là những hình ảnh thơ mộng, những đường nét thanh tú, những màu sắc tươi sáng và những cảm xúc chân thành, thắm đượm: Trăng nghiêng trên sông Trà Khúc, Mây lồng và nước reo, Nắng bột chen dừa Tam Quan, Bồng Sơn dìu dịu như bài thơ, Sông Cầu của đất, nước này là duyên, Diên Khánh xanh um,...
b. Sự lắng đọng trong cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.
- Nhà thơ say sưa, lim dim cặp mắt ngắm nhìn cảnh sống thanh bình, giàu có, đẹp đẽ của đất nước mình: Lúa xanh như biển rộng, Mì vươn cao khắp các sườn đèo, Rẫy đè lên rẫy, Mấy sông là mấy vạn chài, gầu nước reo vang,...
- Đất nước ta, tuy không giàu có về vàng bạc, của tiền nhưng lại giàu có, trù phú về sản vật - sản phẩm của quá trình lao động đầy vất vả, nhọc nhằn. Dù những sản vật ấy chỉ là lúa xanh, mì, bắp, khoai nhưng nhân dân ta không than nghèo ngại khó, họ vẫn hăng say, cần cù lao động ngày này qua tháng nọ; từ đó mà tạo dựng nên một cuộc sống thanh bình, mộc mạc, chất phác.
- Trước cuộc sống ấy, nhà thơ cũng cảm thấy hạnh phúc, tự hào, trân trọng đối với tinh thần lao động của những người nông dân. Dẫu cuộc sống lao động vất vả, nhưng họ vẫn miệt mài mà gây dựng cuộc sống và làm nên đất nước bao đời nay.
c. Suy ngẫm của nhà thơ về Tổ quốc đẹp tươi, gian lao và anh dũng với tư cách là thực thể "Trộn hòa lao động với giang sơn".
- Khi lao động, nhân dân ta cần cù, chăm chỉ, rớt mồ hôi thấm đất, Khi vui non nước cùng cười; khi đất nước lâm nguy, những người nông dân ấy không ngần ngại mà đứng lên tham gia chiến đấu, Khi căm non nước với người đứng lên.
- Chính tinh thần cống hiến ấy của tầng lớp cần lao đã tạo nên sự Trộn hòa lao động với giang sơn, làm nên sức mạnh cho dân tộc trong quá trình giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
- Nhà thơ đã rất tinh tế, sâu sắc trong việc nắm bắt tình yêu lao động, yêu quê hương và yêu Tổ quốc sâu nặng của tầng lớp cần lao. Sống trong nghèo khó, vất vả, lam lũ, cơ hàn nhưng trong họ vẫn luôn đậm đà mối tình với quê hương, dân tộc. Họ chính là những người không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng họ đã làm nên Tổ quốc.
=> Như vậy, qua mạch cảm xúc của bài thơ, chúng ta có thể thấy được tình yêu dành cho một miền đất cụ thể chẳng những không ngăn cản ta đi đến với tình yêu đất nước, Tổ quốc, mà ngược lại, giúp cho tình yêu đất nước từ chỗ là trừu tượng, mơ hồ, đến chỗ có thêm "máu thịt", và điểm tựa vững chãi. Điều đó là tất yếu, bởi mọi vùng miền cụ thể đều thuộc một đất nước thống nhất, và sự tồn tại của đất nước chỉ có thể được xác định qua những vùng miền cụ thể. Tình cảm của con người cũng thế, luôn phát triển theo chiều hướng đi từ cái riêng nhỏ bé đến cái chung lớn lao, bao trùm. Tình cảm ấy không chỉ được khắc họa qua mối tình của tầng lớp cần lao đối với đất nước, mà còn được thể hiện trong tấm lòng yêu nước thương nòi của nhà thơ Trần Mai Ninh.
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
- Hình thức thơ phóng khoáng.
- Giọng điệu hào sảng, thắm thiết.
- Sử dụng hiệu quả các địa danh và câu hỏi tu từ.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp tạo hình và bút pháp suy tưởng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây