Bài học cùng chủ đề
- Phương trình bậc hai một ẩn (phần 1)
- Phương trình bậc hai một ẩn (phần 2)
- Tính giá trị biểu thức đối xứng chứa hai nghiệm của phương trình bậc hai (phần 1)
- Tính giá trị biểu thức đối xứng chứa hai nghiệm của phương trình bậc hai (phần 2)
- Xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai
- Định lí đảo Vi-ét và ứng dụng
- Giải phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn
- Phương trình bậc hai một ẩn có chứa tham số
- Hệ thức Vi-ét và ứng dụng (phần 1)
- Hệ thức Vi-ét và ứng dụng (phần 2)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 1)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 2)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thả mãn điều kiện đã cho (phần 3)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 4)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiệ đã cho (phần 5)
- Tìm hệ thức liên hệ giữa các nghiệm không phụ thuộc vào tham số
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 1) SVIP
(Khánh Hòa)
Tìm giá trị của m để phương trình x2 – mx + 1 = 0 có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thoả mãn hệ thức \(\left(x_1+1\right)^2+\left(x_2+1\right)^2=2\)
Hướng dẫn giải:
\(\Delta=m^2-4\ge0\Leftrightarrow m\le-2;m\ge2\)
\(\left(x_1+1\right)^2+\left(x_2+1\right)^2=\left(x_1+x_2\right)^2+2\left(x_1+x_2\right)+2-2x_1x_2\)
\(=m^2+2m+2-2=m^2+2m\)
\(\left(x_1+1\right)^2+\left(x_2+1\right)^2=2\Leftrightarrow m^2+2m-2=0\Leftrightarrow m=-1\pm\sqrt{3}\)
Đáp số: \(m=-1+\sqrt{3}\)
(Kiên Giang)
Cho phương trình bậc hai x2 + 2(m+3)x + m2 + 6m = 0 (1) với x là ẩn số
- Chứng minh rằng phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của tham số m.
- Tìm các giá trị của tham số m để phương trình (1) có hai nghiệm x1; x2 thoả mãn đẳng thức (2x1 +1)(2x2 + 1) = 13
Hướng dẫn giải:
a) \(\Delta'=\left(m+3\right)^2-\left(m^2+6m\right)=9>0,\forall m\) . Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt.
b) \(\left(2x_1+1\right)\left(2x_2+1\right)=4x_1x_2+2\left(x_1+x_2\right)+1\)
\(=4\left(m^2+6m\right)-4\left(m+3\right)+1\)
\(=4m^2+20m-11\)
\(\left(2x_1+1\right)\left(2x_2+1\right)=13\Leftrightarrow4m^2+20m-24=0\Leftrightarrow m=1;m=-6\)
Đáp số: \(m=1;m=-6\)
(Lạng Sơn)
Cho phương trình x2 + x + m - 2 = 0 (1)
a)Giải phương trình (1) khi m = 0
b)Tìm m để phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt x1; x2 thỏa mãn \(x^2_1+x^2_2-3x_1x_2< 1\)
Hướng dẫn giải:
a) m = 0: \(x^2+x-2=0\Leftrightarrow x=1;x=-2\)
b) \(\Delta=1-4\left(m-2\right)=9-4m\). Phương trình có 2 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi
\(m< \dfrac{9}{4}\).
Theo Viet \(x^2_1+x^2_2-3x_1x_2=\left(x_1+x_2\right)^2-5x_1x_2=1-5\left(m-2\right)=11-5m\)
\(x^2_1+x^2_2-3x_1x_2< 1\Leftrightarrow11-5m< 1\Leftrightarrow5m>10\Leftrightarrow m>2\)
Đáp số: \(2< m< \dfrac{9}{4}\)
(Lào Cai)
Cho phương trình bậc hai x2 + 4x - 2m + 1 = 0 (1) (với m là tham số)
a) Giải phương trình (1) với m = - 1.
b) Tìm m để phương trình (1) có hai nghiệm x1 ; x2 thỏa mãn điều kiện x1-x2=2.
Hướng dẫn giải:
a) m = -1, phương trình là \(x^2+4x+3=0\Leftrightarrow x=-1;x=-3\)
b) \(\Delta'=4-\left(-2m+1\right)=3+2m\). Điều kiện có nghiệm: \(m\ge-\dfrac{3}{2}\)
The Viet, m phải thỏa mãn hệ
\(\left\{{}\begin{matrix}x_1-x_2=2\\x_1+x_2=-4\\x_1x_2=-2m+1\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_1=-1\\x_2=-3\\\left(-1\right)\left(-3\right)=-2m+1\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow m=-1\)
(Long An)
Cho phương trình \(x^2-2x+m=0\) ( m là tham số khác 0 ).
Tìm giá trị m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1 ; x2 thỏa mãn \(\dfrac{x_1}{x_2}+\dfrac{x_2}{x_1}=-\dfrac{10}{3}\).
Hướng dẫn giải:
Phương trình có 2 nghiệm phân biệt khác 0 khi và chỉ khi
\(\Delta'=1-m>0\Leftrightarrow m< 1\) và \(x_1x_2\ne0\Leftrightarrow m\ne0\).
Theo Viet: \(\dfrac{x_1}{x_2}+\dfrac{x_2}{x_1}=\dfrac{\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2}{x_1x_2}=\dfrac{4-2m}{m}=\dfrac{4}{m}-2\). Do đó
\(\dfrac{x_1}{x_2}+\dfrac{x_2}{x_1}=-\dfrac{10}{3}\Leftrightarrow\dfrac{4}{m}-2=-\dfrac{10}{3}\Leftrightarrow\dfrac{4}{m}=-\dfrac{4}{3}\Leftrightarrow m=-3\) (thỏa mãn điều kiện)
Đáp số: \(m=-3\)
(Hà Tĩnh)
Cho phương trình bậc hai : x2 – 4x + m + 2 = 0 (m là tham số)
a) Giải phương trình khi m = 2.
b) Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn \(x_1^2+x_2^2=3\left(x_1+x_2\right)\).
Hướng dẫn giải:
a) Khi m = 2, ta có phương trình \(x^2-4x+4=0\Leftrightarrow\left(x+2\right)^2=0\Leftrightarrow x=-2\)
b) \(\Delta'=4-\left(m+2\right)=2-m\) , \(\Delta'>0\Leftrightarrow m< 2\).
\(x_1^2+x_2^2=3\left(x_1+x_2\right)\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=3\left(x_1+x_2\right)\)
\(\Leftrightarrow\left(4\right)^2-2\left(m+2\right)=3.4\Leftrightarrow m=0\)
(Hưng Yên)
Cho phương trình: \(x^2-2x+m-3=0\) ( m là tham số)
1) Tim m để phương trình có nghiệm x = 3. Tìm nghiệm còn lại.
2) Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1 , x2 thỏa mãn
\(x^3_1+x_2^3=8\).
Hướng dẫn giải:
1) \(x=3\) là một nghiệm của \(x^2-2x+m-3=0\) khi
\(3^2-2.3+m-3=0\Leftrightarrow m=0\)
Khi đó nghiệm kia của phương trình là \(x=-1\).
2) Phương trình \(x^2-2x+m-3=0\) có \(\Delta'=1-\left(m-3\right)=4-m\). Phương trình có 2 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi \(m< 4\). Khi đó
\(x^3_1+x_2^3=\left(x_1+x_2\right)^3-3x_1x_2\left(x_1+x_2\right)=8-6\left(m-3\right)\)
\(x^3_1+x_2^3=8\Leftrightarrow6\left(m-3\right)=0\Leftrightarrow m=3\) (thỏa mãn điều kiện \(m< 4\) )
(Hưng Yên)
Cho phương trình \(x^2-2\left(m+1\right)x+2m=0\) (m là tham số).
1) Giải phương trình với m =1.
2) Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1;x2 thỏa mãn
\(\sqrt{x_1}+\sqrt{x_2}=\sqrt{2}\)
Hướng dẫn giải:
1) Khi m = 1: \(x^2-4x+2=0\Leftrightarrow x=2\pm\sqrt{2}\)
2) \(x^2-2\left(m+1\right)x+2m=0\) có \(\Delta'=\left(m+1\right)^2-2m=m^2+1>0,\forall m\)
Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt. Yêu cầu bài toán là 2 nghiệm của phương trình phải không âm và \(\sqrt{x_1}+\sqrt{x_2}=\sqrt{2}\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)+2\sqrt{x_1x_2}=2\)
\(\Leftrightarrow2\left(m+1\right)+2\sqrt{2m}=2\Leftrightarrow m+\sqrt{2m}=0\Leftrightarrow m=0\)
Thử lại, khi m = 0, phương trình trở thành \(x^2-2x=0\) có 2 nghiệm không âm là \(x=0,x=2\) . Đáp số \(m=0\)
(Hải Phòng)
Trong hệ trục Oxy, cho đường thẳng (d): y = (5m – 1)x – 6m2 + 2m (m là tham số) và parabol (P): y = x2 .
a) Tìm giá trị của m để (d) và (P) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A và B.
b) Gọi x1; x2 lần lượt là hoành độ của A, B. Tìm giá trị của m để \(x_1^2+x_2^2=1\).
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình hoành độ giao điểm
\(x^2=\left(5m-1\right)x-6m^2+2m\Leftrightarrow x^2-\left(5m-1\right)x+6m^2-2m=0\)
\(\Delta=\left(m-1\right)^2\ge0,\forall m\)
Đường thẳng cắt parabol tại 2 điểm phân biệt khi \(m\ne0\)
b) Theo Viet \(x_1^2+x_2^2=1\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=1\Leftrightarrow\left(5m-1\right)^2-2\left(6m^2-2m\right)=1\)
\(\Leftrightarrow13m^2-6m=0\Leftrightarrow m=0;m=\dfrac{6}{13}\)
Đáp số: \(m=\dfrac{6}{13}\)
(Hải Phòng)
Cho phương trình: x2 – mx – 4 = 0 (1) ( với m là tham số)
a) Giải phương trình (1) khi m = 3.
b) Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn \(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)>6\)
Hướng dẫn giải:
b) Phương trình có \(\Delta=m^2+16>0,\forall m\) . Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt.
Theo Viet ta có
\(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)=x_1x_2\left(x_2+x_1\right)+\left(x_1+x_2\right)=-4m+m=-3m\)
Do đó \(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)>6\Leftrightarrow-3m>6\Leftrightarrow m< -2\)
(Nam Định)
Cho phương trình x2 – 2mx + m2 - m – 1 =0 (1), với m là tham số.
1)Giải phương trình (1) khi m = 1.
2)Xác định m để phương trình (1) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn x1(x1 +2) +x2(x2+2) = 10.
Hướng dẫn giải:
1)Giải phương trình (1) khi m =1.
Thay m = 1 vào (1) phương trình trở thành x2-2x-1=0
Phương trình có nghiệm \(x=1\pm\sqrt{2}\)
2)Xác định m để (1) có hai nghiệm x1 ;x2 thỏa mãn điều kiện
\(x_1\left(x_1+2\right)+x_2\left(x_2+2\right)=10\)
+Chỉ ra điều kiện để phương trình (1) có hai nghiệm x1;x2 là
+Áp dụng định lý Vi – ét cho phương trình ta có
\(x_1+x_2=2m;x_1x_2=m^2-m+1\)
Từ đó tính được
+ Yêu cầu bài toán được thực hiện khi và chỉ khi
Đối chiếu điều kiện \(m\ge-1\) ta có đáp số \(m=1\).
(Nam Định)
Cho phương trình x2 – 2x – m2 + 2m = 0 (1), với m là tham số.
1) Giải phương trình (1) khi m = 0.
2) Xác định m để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn điều kiện \(x_1^2-x_2^2=10\).
Hướng dẫn giải:
1) Khi \(m=0\) ta có phương trình \(x^2-2x=0\). Tập nghiệm là \(S=\left\{0;2\right\}\).
2) Ta có \(\Delta'=\left(m-1\right)^2\), phương trình có hai nghiệm phân biệt \(x=m,x=2-m\)khi \(m\ne1\) . Yêu cầu bài toán được thực hiện khi và chỉ khi
\(m^2-\left(2-m\right)^2=\pm10\)\(\Leftrightarrow m=\pm\dfrac{7}{2}\) (thỏa mãn điều kiện \(m\ne1\)).
(Nghệ An)
Cho phương trình x2 – 2(m + 1)x + m2 + 4 = 0 (m là tham số)
a) Giải phương trình với m = 2.
b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn \(x_1^2+2\left(m+1\right)x_2\le3m^2+16\).
Hướng dẫn giải:
b) \(\Delta'=\left(m+1\right)^2-m^2-4=2m-3\) . Phương trình có nghiệm khi \(m\ge\dfrac{3}{2}\) .
Chú ý rằng \(x_1\)là một nghiệm phương trình nên
\(x_1^2-2\left(m+1\right)x_1+m^2+4=0\Rightarrow x_1^2=2\left(m+1\right)x_1-m^2-4\)
Suy ra \(x_1^2+2\left(m+1\right)x_2=2\left(m+1\right)\left(x_1+x_2\right)-m^2-4\)
\(=2\left(m+1\right).2\left(m+1\right)-m^2-4\)
\(=3m^2+8m\)
Yêu cầu bài toán trở thành \(3m^2+8m\le3m^2+16\Leftrightarrow m\le2\)
Đáp số: \(\dfrac{3}{2}\le m\le2\).
(Quảng Ninh)
Cho phương trình: x2 – 3x – 2m2 = 0 (1) với m là tham số. Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn điều kiện
\(x_1^2=4x_2^2\)
.Hướng dẫn giải:
Dễ thấy phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt. Điều kiện
\(x_1^2=4x_2^2\Leftrightarrow x_1=\pm2x_2\)
Sử dụng Viet ta thấy yêu cầu bài toán sẽ được thực hiện trong hai trường hợp sau:
a) \(\left\{{}\begin{matrix}x_1=2x_2\\x_1+x_2=3\\x_1x_2=-2m^2\end{matrix}\right.\) và b) \(\left\{{}\begin{matrix}x_1=-2x_2\\x_1+x_2=3\\x_1x_2=-2m^2\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_2=1,x_1=2\\1.2=-2m^2\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_2=-3;x_1=6\\-18=-2m^2\end{matrix}\right.\)
Đáp số \(m=\pm3\)
Cho phương trình : x2 + x + m – 5 = 0 (1) (m là tham số, x là ẩn)
- Giải phương trình (1) với m = 4.
- Tìm m để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt x1 ≠ 0, x2 ≠ 0 thỏa mãn:
\(\dfrac{6-m-x_1}{x_2}+\dfrac{6-m-x_2}{x_1}=\dfrac{10}{3}\).
Hướng dẫn giải:
2. Có \(\Delta=1-4\left(m-5\right)=21-4m\). Phương trình có 2 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi \(m< \dfrac{21}{4}\).
Theo Viet ta có
\(\dfrac{6-m-x_1}{x_2}+\dfrac{6-m-x_2}{x_1}=\left(6-m\right)\left(\dfrac{1}{x_2}+\dfrac{1}{x_1}\right)-\left(\dfrac{x_1}{x_2}+\dfrac{x_2}{x_1}\right)\)
\(=\left(6-m\right)\left(\dfrac{x_1+x_2}{x_1x_2}\right)-\dfrac{\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2}{x_1x_2}\)
\(=\left(6-m\right)\dfrac{-1}{m-5}-\dfrac{\left(-1\right)^2-2\left(m-5\right)}{m-5}=\dfrac{3m-17}{m-5}\)
Yêu cầu bài toán là \(\dfrac{3m-17}{m-5}=\dfrac{10}{3}\Leftrightarrow m=-1\) (thỏa mãn điều kiện \(m< \dfrac{21}{4}\) )
(Quảng Ngãi)
Tìm m để phương trình \(x^2+mx+m-2=0\) có 2 nghiệm x1; x2 thỏa mãn |x1-x2|=2 .
Hướng dẫn giải:
\(\Delta=m^2-4\left(m-2\right)=\left(m-2\right)^2+4>0,\forall m\). Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt. Theo Viet, yêu cầu bài toán tương đương với
\(\left(x_1-x_2\right)^2=4\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-4x_1x_2=4\Leftrightarrow m^2-4\left(m-2\right)=4\)
\(\Leftrightarrow\left(m-2\right)^2=0\Leftrightarrow m=2\)
(Quảng Ngãi)
Cho phương trình x2 - (3m + 1)x + 2m2 + m - 1 = 0 (1) với m là tham số.
a/ Chứng minh phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m
b/ Gọi x1, x2 là các nghiệm của phương trình (1). Tìm m để biểu thức B = x12 + x22 - 3x1x2 đạt giá trị lớn nhất.
Hướng dẫn giải:
a) \(\Delta=\left(3m+1\right)^2-4\left(2m^2+m-1\right)=\left(m+1\right)^2+4>0,\forall m\)
b) \(B=\left(x_1+x_2\right)^2-5x_1x_2=\left(3m+1\right)^2-5\left(2m^2+m-1\right)\)
\(=-m^2+m+6=-\left(m-\dfrac{1}{2}\right)^2+6-\dfrac{1}{4}\)
\(B\) đạt GTLN khi \(m=\dfrac{1}{2}\)