Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tiền bạc và tình ái (Phần 2) SVIP
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
5. Trình tự tăng cấp của cảm xúc (của nhân vật Ác-pa-gông)
– Trình tự tăng cấp của cảm xúc: hốt hoảng → chới với, mất phương hướng → đau xót → tuyệt vọng → mất trí.
+ Hốt hoảng (tiếng kêu thất thanh, cảm tưởng một cú giáng bất ngờ, tung ra một loạt câu cảm thán): Ôi, kẻ trộm! Ôi, kẻ trộm! Ôi, có kẻ sát nhân! Ôi, có kẻ sát nhân! Xét xử cho tôi, trời cao đất dày! Tôi bị nguy rồi, bị ám sát rồi! Nó đã cắt cổ tôi, nó đã lấy trộm tiền bạc của tôi! Nó là đứa nào!
+ Chới với, mất phương hướng: Nó ở đâu? Nó trốn đâu? Làm thế nào để tìm thấy nó? Nên chạy ngả nào? Ngả nào chẳng nên chạy? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Ai đó? Đứng lại!
+ Tuyệt vọng (suy sụp hoàn toàn): Và, mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao; thể là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa! Không có mày, tao sống làm sao nổi. Thế là xong, tao kiệt sức rồi, tao đang chết đây, tao chết rồi, chôn rồi!
+ Mất trí: Nghi ngờ cả khán giả "có dự phần vào vụ trộm", muốn "treo cổ tất cả mọi ngươi".
– Tính tăng cấp của cảm xúc trong tác phẩm không chỉ thể hiện thông qua ngôn từ mà còn cả biểu hiện qua ngữ điệu, cử chỉ, hành động của nhân vật.
6. Thủ pháp trào phúng
– Hiểu nhầm (ông nói gà, bà nói vịt):
Va-le-rơ – Tất cả mọi nỗi ước ao của cháu, chỉ là được thấy mặt cho hả lòng, và không hề có ý nghĩ tội lỗi nào đến làm vẩn đục mối tình mà đôi mắt đẹp của nàng đã gieo vào lòng cháu.
Ác-pa-gông (Nói riêng) – Đôi mắt đẹp của nàng tráp của ta! Nó nói đến cái tráp của ta, mà cứ như một tình lang nói đến tình nương vậy.
– Sử dụng từ ngữ đa nghĩa: Ác-pa-gông sử dụng các từ ngữ như "máu mủ ruột rà", "kho vàng", "của báu", "mỏ máy",... Những từ này có thể hiểu theo nhiều nghĩa, gây ra sự nhầm lẫn và hiểu sai ý giữa Ác-pa-gông và Va-le-rơ.
– Nói mỉa: "Nó nói đến cái tráp của ta mà cứ như một tình lang nói đến tình nương vậy".
– Tăng cấp: Mức độ hiểu lầm càng ngày càng gia tăng: nghi cắp tiền → "tên kẻ cắp" thừa nhận → "tên kẻ cắp" khăng khăng đòi giữ "của báu" – "tên kẻ cắp lăn xả, bám riết" → "tên kẻ cắp" đồng loã với u già.
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nội dung
Vở kịch phê phán nhân vật Ác-pa-gông – con người hiện lên với lòng tham không đáy, luôn ám ảnh bởi việc giữ chặt tiền bạc, bất chấp tình cảm gia đình hay các giá trị đạo đức khác. Đồng thời, vở kịch đề cao tình yêu, lòng nhân ái các nhân vật trẻ như Va-le-rơ và Ma-ri-an đại diện cho những người biết trân trọng tình yêu và sẵn sàng vượt qua khó khăn vì hạnh phúc thực sự.
2. Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng tình huống, xung đột kịch hiệu quả.
– Các thủ pháp trào phúng được sử dụng một cách khéo léo.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây