Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tiền bạc và tình ái (Phần 1) SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
– Mô-li-e sinh năm 1622, mất năm 1673.
– Ông là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Pháp, có công đưa hài kịch từ chỗ là loại hình thấp kém lên thành văn học cao cấp. Ông cũng là người sáng tạo ra tiếng cười có tính chất bi kịch, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.
– Một số vở hài kịch tiêu biểu: Trưởng giả học làm sang, Tác-tuýp, Lão hà tiện, Bệnh tưởng, Trường học làm vợ,...
2. Tác phẩm
– Xuất xứ:
– Thể loại: hài kịch.
– Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Sự kiện chính
2. Tình huống kịch
3. Cách phân tuyến nhân vật, xung đột kịch
– Nhân vật trung tâm:
– Các nhân vật còn lại (tôi, tớ,...) đối lập với Ác-pa-gông về quyền lợi và nguyện vọng.
– Xác định xung đột: xung đột chủ yếu là xung đột tính cách giữa Ác-pa-gông và các nhân vật khác.
+ Ác-pa-gông đại diện cho sự "lệch chuẩn đạo đức".
+ Các nhân vật khác đại diện cho những chuẩn mực đạo lí thông thường như tình cảm gia đình, lòng tốt,...
=> Như vậy, xung đột trong màn kịch này thuộc về xung đột tính cách: giữa sự "lệch chuẩn đạo đức", đam mê thấp kém với chuẩn mực đạo lí thông thường. Phán xử của Mô-li-e hoàn toàn nghiêng về bên thứ hai.
4. Ngôn ngữ
– Ác-pa-gông tự nói với mình: À! Tôi đây mà. Đầu óc tôi loạn rồi, tôi không còn biết tôi ở đâu, tôi là ai, và tôi đương làm gì.
– Ác-pa-gông nói với đồng tiền: – Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, khốn khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất mày của tao đi rồi! Và, mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao; thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa! Không có mày, tao sống làm sao nổi. Thế là xong, tao kiệt sức rồi, tao đang chết đây, tao chết rồi, chôn rồi!
– Ác-pa-gông nói với tên trộm vô hình: – Ai đó? Đứng lại! Trả tiền tao đây, đồ vô lại!
– Ác-pa-gông nói với khán giả:
– Có ông bà nào làm phúc cứu tôi...
− Hở? Anh bảo gì?
– Này! Đằng kia đương nói chuyện về cái gì thế?
– Ở trên kia, cái gì mà ồn ào thế? Nó cố ẩn nấp trong đám các ngài đấy không?
=> Nhận xét:
– Bản chất của độc thoại là để nhân vật tự hé lộ trạng thái tâm lí, tính cách của chính mình. Qua ngôn ngữ của chính Ác-pa-gông, ta thấy rõ bản chất tính cách của ông: tiền bạc là lẽ sống, là lí tưởng cao nhất của ông; tình cảm gia đình, xã hội đều không đáng giá với ông. Với tính cách như vậy, ứng xử của Ác-pa-gông trong các tình huống tiếp theo là tất yếu và nhất quán.
– Cái đặc biệt của lớp kịch này là trường đoạn độc thoại, dễ làm ta tưởng độc thoại sẽ làm cho hình thức giao tiếp trở nên đơn điệu. Tuy nhiên, trong đoạn độc thoại này, ngôn ngữ giao tiếp của Ác-pa-gông rất đa dạng, sinh động:
+ Giao tiếp với chính bản thân, với khán giả, nhân vật tưởng tượng và cả những vật vô tri vô giác xung quanh.
+ Tuyệt vọng bấu víu vào mọi thứ, đòi hỏi sự tương tác, thúc giục phản hồi, cố gắng lôi kéo sự tham gia từ bên ngoài.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây