Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thúy Kiều báo ân, báo oán (Phần 1) SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài học Thúy Kiều báo ân, báo oán (Phần 1) trong chương trình Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm; phân tích một số đặc điểm của truyện thơ Nôm được thể hiện trong đoạn trích. Từ đó, học sinh nắm vững hơn về đặc trưng thể loại.
- Nguyễn Du (1765 - 1820) quê ở tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc và có truyền thống ở văn học. Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Sống trong một giai đoạn mà gia cảnh và lịch sử đất nước có nhiều biến đổi lớn lao, cuộc đời ông cũng bao phen chìm nổi. Do sống nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều cảnh đời khác nhau và có tài năng lớn cùng với trái tim nhân hậu, giàu sự cảm thông nên Nguyễn Du đã sáng tác nên những tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo. Ông được mệnh danh là đại thi hào của dân tộc.
- Về sự nghiệp văn học, ông sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Về chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Về chữ Nôm, ngoài Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) còn có Văn chiêu hồn,... Truyện Kiều (gồm 3 254 dòng thơ lục bát) là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam.
Những dòng nào nói đúng về tác giả Nguyễn Du?
Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Nhân tiết thanh minh, trong buổi du xuân, Thuý Kiều đã gặp Kim Trọng, một văn nhân “phong tư tài mạo tót vời", bạn của Vương Quan. Hai người sau đó gặp lại nhau, chủ động trao kỉ vật và đính ước thề nguyền. Khi Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình Kiều bị vu oan, cha và em trai của Kiều bị giam giữ, đánh đập. Kiều đau đớn hi sinh tình yêu, bán mình để chuộc cha và em trai, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Từ đây, Kiều bước vào quãng đời mười lăm năm lưu lạc, chìm nổi: bị lừa vào lầu xanh của Tú Bà làm kĩ nữ; được Thúc Sinh chuộc ra và cưới làm vợ lẽ, nhưng sau đó lại bị Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh ghen tuông, đày đoạ; trốn khỏi nhà Hoạn Thư, nương nhờ cửa Phật nhưng lại bị Bạc Bà, Bạc Hạnh lừa bán vào lầu xanh lần thứ hai; gặp Từ Hải và được chàng lấy làm vợ, được giúp báo ân, báo oán. Thế nhưng, Từ Hải lại bị Hồ Tôn Hiến, một viên quan Tổng đốc, mưu hại, Thuý Kiều bị bắt hầu rượu và bị ép gả cho một viên thổ quan. Quá đau đớn, tủi nhục, Thuý Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn và được sư Giác Duyên cứu. Kim Trọng, sau nửa năm chịu tang chú, trở lại tìm Kiều. Biết chuyện, chàng đau đớn vô cùng. Dù kết duyên với Thuý Vân nhưng lòng chàng vẫn khôn nguôi tình xưa. Chàng cất công lặn lội tìm Thuý Kiều; nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim Trọng, Thuý Kiều hội ngộ. Chiều ý gia đình, Thuý Kiều đồng ý “giao bái một nhà" với Kim Trọng nhưng hai người đem tình vợ chồng đổi thành tình bạn.
Sắp xếp các ý sau đây để tóm lược lại phần đầu của tác phẩm Truyện Kiều.
- Khi Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, nàng phải bán mình chuộc cha và em trai.
- Thúy Kiều sống trong cảnh êm đềm, có hai người em là Thúy Vân và Vương Quan.
- Thuý Kiều đã gặp Kim Trọng, hai người sau đó trao kỉ vật và đính ước thề nguyền.
Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Nhân tiết thanh minh, trong buổi du xuân, Thuý Kiều đã gặp Kim Trọng, một văn nhân “phong tư tài mạo tót vời", bạn của Vương Quan. Hai người sau đó gặp lại nhau, chủ động trao kỉ vật và đính ước thề nguyền. Khi Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình Kiều bị vu oan, cha và em trai của Kiều bị giam giữ, đánh đập. Kiều đau đớn hi sinh tình yêu, bán mình để chuộc cha và em trai, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Từ đây, Kiều bước vào quãng đời mười lăm năm lưu lạc, chìm nổi: bị lừa vào lầu xanh của Tú Bà làm kĩ nữ; được Thúc Sinh chuộc ra và cưới làm vợ lẽ, nhưng sau đó lại bị Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh ghen tuông, đày đoạ; trốn khỏi nhà Hoạn Thư, nương nhờ cửa Phật nhưng lại bị Bạc Bà, Bạc Hạnh lừa bán vào lầu xanh lần thứ hai; gặp Từ Hải và được chàng lấy làm vợ, được giúp báo ân, báo oán. Thế nhưng, Từ Hải lại bị Hồ Tôn Hiến, một viên quan Tổng đốc, mưu hại, Thuý Kiều bị bắt hầu rượu và bị ép gả cho một viên thổ quan. Quá đau đớn, tủi nhục, Thuý Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn và được sư Giác Duyên cứu. Kim Trọng, sau nửa năm chịu tang chú, trở lại tìm Kiều. Biết chuyện, chàng đau đớn vô cùng. Dù kết duyên với Thuý Vân nhưng lòng chàng vẫn khôn nguôi tình xưa. Chàng cất công lặn lội tìm Thuý Kiều; nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim Trọng, Thuý Kiều hội ngộ. Chiều ý gia đình, Thuý Kiều đồng ý “giao bái một nhà" với Kim Trọng nhưng hai người đem tình vợ chồng đổi thành tình bạn.
Sắp xếp các ý sau đây để tóm lược lại phần sau của tác phẩm Truyện Kiều.
- Kiều bị ép gả cho một viên thổ quan sau khi Từ Hải bị hại, vì thế nàng tự tử nhưng được sư Giác Duyên cứu.
- Kim Trọng dù kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn lặn lội tìm Kiều.
- Kiều bị lừa vào lầu xanh làm kĩ nữ, được Thúc Sinh cưới làm vợ lẽ, nhưng lại bị Hoạn Thư (vợ cả của Thúc Sinh) đày đoạ.
- Vì chiều ý gia đình, Kim Trọng và Thúy Kiều đã “giao bái một nhà" nhưng hai người đem tình vợ chồng đổi thành tình bạn.
- Nàng phải trốn đi, nương nhờ cửa Phật nhưng bị Bạc Bà, Bạc Hạnh lừa bán vào lầu xanh lần hai; gặp Từ Hải và được chàng giúp báo ân, báo oán.
Dòng nào nói đúng về vị trí của đoạn trích?
THÚY KIỀU BÁO ÂN, BÁO OÁN
Nguyễn Du
[…]
Trướng hùm mở giữa trung quân,
Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi.
Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi,
Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên
Từ rằng: “Ân, oán hai bên,
Mặc nàng xử quyết, báo đền cho minh”.
Nàng rằng: “Nhờ cậy uy linh,
Hãy xin báo đáp ân tình cho phu.
Báo ân rồi sẽ trả thù”.
Từ rằng: “Việc ấy để cho mặc nàng”.
Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.
Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.
Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là.
Vợ chàng quỷ quái, tinh ma,
Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau!
Kiến bò miệng chén chưa lâu.
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!”
Thúc Sinh trông mặt bấy giờ,
Mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm.
[...]
Dưới cờ gươm tuốt nắp ra,
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư.
Thoạt trông, nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều!”
Hoạn Thư hồn lạc, phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
Rằng: “Tôi chút dạ đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Nghĩ cho khi các viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng, riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng!”
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thì nên,
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.”
Tạ lòng lạy trước sân mây,
Cửa viên lại dắt một dây dẫn vào.
Nàng rằng: “Lồng lộng trời cao!
Hại nhân, nhân hại, sự nào tại ta!
Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,
Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh;
Tú Bà cùng Mã Giám Sinh.
Các tên tội ấy đáng tình còn sao?”
Lệnh quân truyền xuống nội đao,
Thề sao thì lại cứ sao gia hình.
[...]
Cho hay muôn sự tại trời,
Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta!
Mấy người bạc ác, tinh ma,
Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương!
Ba quân đông mặt pháp trường,
Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi.
[...]
(In trong Truyện Kiều, Đặng Thanh Lê giới thiệu và chú thích, in lần thứ 4, có bổ sung, NXB Giáo dục, 1984)
Các nhân vật chính trong đoạn trích là ai?
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây