Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập SVIP
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Nhận biết các loại
* Thành phần tình thái: thành phần thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu. Ví dụ:
- Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi.
(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)
--> Chắc chắn là thành phần tình thái, thể hiện sự đánh giá về tính chính xác của thông tin được nói tới trong câu.
- Hoạ sĩ còn đang nheo mắt cố đọc tên các sách trên giá thì cô gái đã bước tới, dường như làm việc ấy hộ bố.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
--> Dường như là thành phần tình thái thể hiện ý không chắc chắn.
* Thành phần cảm thán: thành phần được dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết (vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận,...). Ví dụ:
- Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
--> Chao ôi là thành phần cảm thán bộc lộ sự xúc động.
- Ơ, cái bà này! Sao bà cứ cuống quýt lên vậy?
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
--> Ơ là thành phần cảm thán bộc lộ sự ngạc nhiên.
II. Luyện tập
1. Tìm thành phần tình thái trong các câu sau và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp:
a. Mặt nữa, “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều.
(Xuân Diệu, Nhà thơ của quê hương
b. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể là
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
c. Con cá nằm yên. Có lẽ vì thấm mệt nên giờ đây nó ngủ.
(Giuyn Véc-nơ, Cuộc chạm trán
2. Tìm 3 - 5 từ ngữ chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói về mức độ tin cậy của sự việc được nói tới và đặt một câu với mỗi từ ngữ tìm được.
Ví dụ: chắc chắn, nhất định, đích thị, ắt hẳn, hẳn là, hầu như, dường như...
Gợi ý đặt câu:
- Cô ta đích thị là kẻ đã trộm túi tiền.
- Dường như mọi người đều tin rằng cô ấy vô tội.
3. Tìm thành phần cảm thán trong các câu sau và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp:
a. Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột của tôi!
(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy
b. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn...” rồi thở dài cái thượt “Ứ hự, lụi hụi mà hết năm”.
(Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây