Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lựa chọn câu đơn - câu ghép; các kiểu câu ghép và phương tiện nối các vế câu ghép SVIP
I. Lí thuyết
1. Lựa chọn câu đơn - câu ghép
2. Lựa chọn các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế câu ghép
a. Dựa vào quan hệ giữa các vế câu
- Có thể chia câu ghép thành hai loại gồm câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
+ Câu ghép đẳng lập: các vế có quan hệ đẳng lập, không phụ thuộc vào nhau.
+ Câu ghép chính phụ: các vế có quan hệ phụ thuộc nhau.
- Câu ghép đẳng lập:
- Câu ghép chính phụ:
b. Dựa vào phương tiện nối các vế
- Câu ghép có từ ngữ liên kết:
+ Sử dụng các kết từ (và, rồi, hay, còn,...), các cặp kết từ (vì … nên, nếu … thì, tuy … nhưng … ), các cặp từ ngữ hô ứng: càng … càng, vừa … vừa, mới … đã, bao nhiêu … bấy nhiêu, nào … ấy,...
- Câu ghép không có từ ngữ liên kết:
+ Ví dụ: Cô giáo giảng bài, học sinh chăm chú lắng nghe. => Quan hệ liệt kê.
+ Tùy vào quan hệ giữa các vế (đẳng lập / chính phụ), tùy vào mối liên hệ ý nghĩa giữa các vế (liệt kê, lựa chọn, nguyên nhân - kết quả, mục đích - sự kiện,...) mà chúng ta lựa chọn kiểu câu ghép nào, từ đó, lựa chọn phương tiện nối các vế câu cho phù hợp.
II. Thực hành
1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Đặc trưng của chủ nghĩa toàn cầu hóa là sự đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các dân tộc trong bản hòa ca của nhân loại. (2) Ở đó, người ta chia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo nên một bức tranh lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản. (3) Nhiều ý kiến cho rằng khi “thế giới phẳng”, các nền văn hoá giao thoa sẽ dần hoà lẫn với nhau, mỗi người đều giống hệt nhau và mất đi văn hoá đặc trưng của dân tộc mình. (4) Điều đó là không đúng, bởi mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép vừa vặn trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong mình một sắc màu đặc trưng của dân tộc.
(Nam Lê - Như Ý, Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu,
https://giaoducthoidai.vn/, ngày 03/11/2019)
a. Phân tích cấu trúc các câu trong đoạn trích trên, sau đó, cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép.
(1) Đặc trưng của toàn cầu hoá (chủ ngữ) / là sự đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các dân tộc trong bản hoà ca của nhân loại (vị ngữ).
(2) Ở đó (trạng ngữ), người ta (chủ ngữ) / chia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo nên một bức tranh lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản (vị ngữ).
(3) Nhiều ý kiến (chủ ngữ) / cho rằng khi “thế giới phẳng”, các nền văn hoá giao thoa sẽ dần hoà lẫn với nhau, mỗi người đều giống hệt nhau và mất đi đặc trưng của dân tộc mình (vị ngữ).
Ghi chú: Trong phần vị ngữ có các cụm chủ - vị nhỏ: khi thế giới phẳng (trạng ngữ), các nền văn hoá giao thoa (chủ ngữ 1) / sẽ dần hoà lẫn với nhau (vị ngữ 1), mỗi người (chủ ngữ 2) / đều giống hệt nhau và mất đi đặc trưng của dân tộc mình (vị ngữ 2).
(4) Điều đó (chủ ngữ 1) / là không đúng (vị ngữ 1), bởi mỗi công dân, mỗi dân tộc (chủ ngữ 2) / là một mảnh ghép vừa vặn trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong mình một sắc màu đặc trưng của dân tộc (vị ngữ 2).
=> Câu (1), (2), (3) là câu đơn; câu (4) là câu ghép.
b. Nêu tác dụng của việc lựa chọn câu đơn, câu ghép trong đoạn trích trên.
2. Cho đoạn trích sau:
Nhan đề “Sang thu” vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật. Hương quả sang thu. Ngọn gió sang thu. Dòng sông, bầy chim, đám mây, bầu trời sang thu. Nắng sang thu. Mưa sang thu. Sấm chớp, dông bão, cây cối sang thu. Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên, đất trời, tạo vật là lồng lộng hồn người sang thu.
(Theo Vũ Nho, Đi giữa miền thơ)
a. Nhận xét về cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn trích trên.
3. Cho biết các câu ghép dưới đây thuộc loại câu ghép đẳng lập hay chính phụ. Xác định phương tiện nối các vế câu và nêu tác dụng của việc lựa chọn phương tiện này.
a. Ngọn lửa mùa hè mang bao căm phẫn chính đáng của người da đen sẽ không bao giờ tắt nguội nếu như làn gió mùa thu của tự do và công bằng không thổi tới.
(Mác-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King), Tôi có một giấc mơ)
(G.G. Mác-két, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình)
- Đây là câu ghép chính phụ.
- Phương tiện nối hai vế câu là cặp kết từ “dù cho … thì …”.
- Tác dụng: Biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả.
c. Cái lò gạch ở cuối cánh đồng đang phun lửa sáng rực và ánh đèn ô tô ngoài đường cái quét lên nền trời những luồng ánh sáng xanh biếc.
(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)
- Đây là câu ghép đẳng lập.
- Phương tiện nối hai vế câu là kết từ “và”.
d. Bước chân của anh đặt nhẹ trên đường, tôi cảm thấy không phải anh đang đi mà là anh lướt trên mặt đất.
(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)
4. Em trao đổi với bạn cùng nhóm một bài văn nghị luận mình đã viết. Sau đó, đọc bài viết của bạn và trả lời các câu hỏi:
a. Bạn em đã sử dụng câu đơn, câu ghép hay kết hợp cả hai kiểu câu trong bài viết?
b. Việc lựa chọn cấu trúc câu như vậy có tác dụng gì?
c. Khi đọc bài viết của bạn, em thấy bạn đã lựa chọn cấu trúc câu hợp lí chưa? Nếu được phép thay đổi cấu trúc của một vài câu, em sẽ thay đổi như thế nào? Vì sao?
- Học sinh thực hiện trả lời câu hỏi dựa trên bài làm của bạn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây