Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: chữ Nôm SVIP
I. Lý thuyết
1. Nguồn gốc, quá trình hình thành chữ Nôm.
- Chữ Nôm là chữ viết cổ dùng để ghi âm tiếng Việt, được cha ông ta sáng tạo dựa theo kí hiệu văn tự Hán.
- Hàn Thuyên được cho là người có công đầu trong việc phát triển, phổ biến chữ Nôm. Nhiều tác giả đã sử dụng chữ Nôm trong sáng tác, tạo nên dòng văn học Nôm với nhiều thành tựu xuất sắc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến,...
2. Phương thức cấu tạo chữ Nôm.
- Chữ Nôm là hệ thống chữ viết căn bản theo nguyên tắc ghi âm (ghi âm tiết). Chữ Nôm được cấu tạo theo hai phương thức chính:
+ Phương thức vay mượn: Dùng một chữ Hán có sẵn để ghi một âm tiết tiếng Việt giống hoặc gần với âm Hán Việt của chữ Hán đó.
Ví dụ: chữ 女 âm Hán Việt đọc là nữ, âm Nôm có thể đọc là nữ hoặc nữ, nữa, nhỡ, lỡ.
+ Phương thức tự tạo: Kết hợp kí hiệu văn tự Hán với kí hiệu chỉnh âm để tạo ra một chữ Nôm.
II. Thực hành
1. Theo em, với việc sáng tạo chữ Nôm, ông cha ta đã thể hiện những tư tưởng, khát vọng gì?
2. Các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nhiều tác phẩm đặc sắc cho nền văn học dân tộc. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em biết.
3. Em đọc Truyện Kiều thông qua văn tự nào? Theo em, hiện nay Truyện Kiều có cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự mà Nguyễn Du đã dùng để sáng tác không? Vì sao?
- Ngày nay, Truyện Kiều chủ yếu được lưu truyền qua các văn bản chữ quốc ngữ vì đa số người đọc hiện nay không đọc được chữ Nôm. Tuy nhiên, việc bảo tồn những văn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm là rất quan trọng, nó không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu chữ Nôm, mà còn đóng vai trò lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây