Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tái chế rác thải.
(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Điền vào chỗ trống.
Đoạn trích có dấu chấm phẩy.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tái chế rác thải.
(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Trong đoạn trích, dấu chấm phẩy có tác dụng gì?
Trái Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống, những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng cỏ xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyền bí,...
(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc – nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)
Có thể thay thế dấu phẩy trong đoạn văn thành dấu chấm phẩy được không?
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro
Người Chơ-ro, còn gọi là Đơ-ro, Châu Ro, là một trong những tộc người có mặt sớm nhất trên vùng đất Đồng Nai. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro thể hiện mối giao hòa, gắn bó giữa con người và thiên nhiên, cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng được xem là Tết của người Chơ-ro.
Lễ cúng Thần Lúa (lễ Sa Yang Va) là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro được tổ chức định kì hằng năm, thường diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng 3 âm lịch, sau khi thu hoạch. Đây là lễ hội lớn nhất của cộng đồng, là dịp để đồng bào Chơ-ro tạ ơn thần linh đã cho một mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hòa để mùa vụ năm sau nhà nhà được no đủ.
Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh, sự giao cảm giữa con người với con người và những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh. Cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa. Ngọn của cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt và bốn tia tỏa ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan); hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ).
Buổi sáng, những người phụ nữ Chơ-ro đi rước hồn lúa. Trước khi vào nghi thức cúng chính, người phụ nữ lớn tuổi trong nhà mang gùi ra rẫy. Đến chỗ lúa để dành cúng thần, bà vái các thần linh trước rồi cắt bụi lúa đem về. Những bông lúa này được dùng để trang trí trên bàn thờ.
Lễ cúng thường bắt đầu vào buổi trưa, sau khi mọi việc chuẩn bị hoàn tất. Lễ vật cúng Thần Lúa gồm có gà, heo, rượu cần, những bông lúa, hoa quả, nhiều loại bánh như bánh giầy mè đen, bánh tét. Rượu cần để cúng được làm từ gạo trên rẫy của gia chủ, không được vay mượn hoặc mua.
Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khấn, trình bày tấm lòng thành của gia chủ, cầu mong được thần linh phù hộ cho sức khỏe, ban cho mùa màng tươi tốt, cây lắm trái, lúa nhiều hạt.
Trong suốt quá trình làm lễ, khi tiếp chuyện với thần và khi khấn vái đều có nhạc đệm của dàn cồng chiêng. Vì thế, các nghi thức trong phần lễ vừa tạo nên bầu không khí thiêng liêng vừa thể hiện sự gắn bó, gần gũi giữa thần linh, thiên nhiên, vũ trụ và con người.
Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc. Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác. Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa,... Thật tưng bừng, náo nhiệt!
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hóa của dân tộc. Qua lễ hội tôi cảm nhận rõ sự gắn bó ân tình giữa con người với thiên nhiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
(Lễ cúng Thần Lúa Sa Yang Va của người Chơ-ro, Báo ảnh Dân tộc và miền núi, ngày 4-4-2007)
***
Trái Đất - mẹ của muôn loài
Trái Đất - một hành tinh trong Hệ Mặt Trời là nơi sự sống đã được đánh thức. Người Mẹ Thiên Nhiên ấy đã kiến tạo và nuôi dưỡng sự sống trong hàng triệu triệu năm, trong đó có cả sự sống của loài người.
1. Trái Đất - hành tinh xanh
Mặt Trời nằm cách Trái Đất của chúng ta 8 phút ánh sáng (tương đương 150 triệu km), là tinh tú cho sự sống của muôn loài. Bằng cách cung cấp ánh sáng, nhiệt độ và năng lượng, Mặt Trời đã duy trì
sự sống trên hành tinh chúng ta và là ngôi sao duy nhất ảnh hưởng thực sự đến cuộc sống hằng ngày của con người và muôn loài. Trái Đất là hành tinh xanh, nơi nương thân của chúng ta và muôn loài khác trong không gian mênh mông bao la của vũ trụ. Theo các nghiên cứu khoa học, cho đến thời điểm hiện nay, trong các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, chỉ duy nhất Trái Đất là có sự sống. Trái Đất là một hành tinh sống động, vì những hoạt động địa chất không ngừng của nó đã đánh thức và nuôi dưỡng sự sống. Những thay đổi của nó khiến cho các sinh vật thích nghi để sống sót và thúc đẩy sự phát triển, tiến hoá của muôn loài. Trái Đất có ba phần tư bề mặt là nước. Nhờ nước ở các đại dương, Trái Đất trở thành hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có màu xanh hiền dịu, là nơi trú ngụ duy nhất của sự sống có ý thức - con người.
2. Mẹ nuôi dưỡng muôn loài
Nếu có thể làm một chuyến du lịch trở về thăm Trái Đất cách nay 140 triệu năm, bạn sẽ thấy vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, tôm, cua; chiêm ngưỡng cảnh tượng đa sắc của hoa, của những cánh bướm; nghe thấy tiếng vo ve của ong, tiếng hót du dương của chim; sửng sốt trước những con khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử khác. Cách nay khoảng 6 triệu năm, tiền thân của loài người xuất hiện, nhưng những người tinh khôn đầu tiên chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 30 000 đến 40 000 năm. Lịch sử sự sống từ đó bắt đầu tăng tốc, tiến hoá nhanh chóng.
Những sự thay đổi của Trái Đất dù bên trong (sự thay đổi địa chất, núi lửa phun trào,...) hay bên ngoài (thiên thạch va chạm), dù dần dần hay bất chợt, có thể khiến cho nhiều loài sinh vật biến mất, nhưng cũng khiến cho nhiều loài sinh vật thích nghi, tiến hoá và sinh sôi liên tục. Trái Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng cỏ xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyền bí,... Dù là loài người - sự sống có ý thức, hay bất kì hình thái sự sống nào khác trên Trái Đất, tất cả đều được Mẹ Thiên Nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu triệu năm với sự bao dung và lòng kiên nhẫn vô hạn.
(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)
Hai văn bản sau đây đã sử dụng những yếu tố phi ngôn ngữ nào?
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- Hi xin chào các em rất vui khi được đồng
- hành cùng các em lớp 6 trong những giờ
- học văn vô cùng thú vị ở trang web form
- các bạn thân mến Hôm nay chúng ta sẽ
- cùng gặp lại nhau với bài học thực hành
- Tiếng Việt thuộc bài 10 mẹ thiên nhiên ở
- bài học này chúng ta sẽ cùng nhau thực
- hành các bài tập cùng với phần viết ngắn
- để củng cố những kiến thức cơ bản về dấu
- chấm phẩy và các phương tiện tuyên ngôn
- ngữ mà ở tuyết tri thức tiếng Việt Chúng
- mình đã cùng nhau tìm hiểu tiến trình
- bài học của chúng ta sẽ đi qua các phần
- 1 2 3 lần lượt trả lời các câu hỏi 1 2 3
- trong sách giáo khoa và phần thứ tư là
- phép nhắn
- Bây giờ chúng mình cùng đến với nội dung
- bài học hôm nay nhé
- Ở cơ số 1 sách giáo khoa yêu cầu chúng
- ta Nêu công dụng ở các dấu chấm phẩy
- được sử dụng trong đoạn trích các bạn
- cùng quan sát thành màn hình
- để nếu được công dụng của các dấu chấm
- phẩy này Trước hết các em cần nhận diện
- được các dấu chấm phẩy này nằm ở đâu
- đoạn trích có tổng cộng bao nhiêu dấu
- chấm phẩy vì thế Bây giờ các em hãy thử
- thực hiện câu hỏi trắc nghiệm nhỏ sau
- đây nhất
- đoạn trích có 5 dấu chấm phẩy Các em có
- thể theo dõi trên màn hình để thấy rõ
- hơn 5 dấu chấm phẩy này nhé quay trở lại
- với yêu cầu của câu 1 là Nêu công dụng
- của các dấu chấm phẩy này Vậy thì theo
- các bạn trong đoạn trích dấu chấm phẩy
- có tác dụng gì
- ta thấy ở đây người viết đang liệt kê
- hàng loạt các hoạt động được thực hiện
- trong ngày 5 từ ngày môi trường thế giới
- vì vậy công dụng của các dấu chấm phẩy
- này là đánh dấu ranh giới giữa các bộ
- phận trong một phép liệt kê phức tạp
- bước sang câu thứ 2 sách giáo khoa cho
- chúng ta một đoạn văn và đặt ra một câu
- hỏi là có thể thay dấu phẩy trong đoạn
- văn bằng dấu chấm phẩy được không và vì
- sao các bạn cùng quan sát lên màn hình
- để đọc qua đoạn văn ngắn
- Sau khi đọc đoạn văn thì theo các bạn
- trong trường hợp này có thể thay thế dấu
- phẩy thành dấu chấm phẩy được không
- game thằng mến nhìn sơ qua ta thấy đoạn
- văn trong câu 2 này khá sống với đoạn
- văn trong câu thứ nhất
- đó là cả hai đều là nữ có một danh sách
- những sự vật sự việc hoạt động nào đó Vì
- thế chất lỏng có nhiều bạn sẽ nghĩ là ở
- đây chúng ta có thể thay dấu phẩy trong
- đoạn văn bằng dấu chấm phẩy được tuy
- nhiên khi em biết không trong trường hợp
- này chúng ta không thể thấy dấu phẩy
- trong đoạn văn bằng dấu chấm phẩy được
- vì Tuy cùng là liệt kê nhưng các thành
- phần liệt kê trong câu hay không phải là
- một phép liệt về phức tạp vì không có
- nhiều cấp bậc nên chúng ta hoàn toàn có
- thể sử dụng dấu phẩy để đánh dấu ranh
- giới giữa các bộ phận Thay vì phải sử
- dụng dấu chấm phẩy đấy che mặt ạ
- vì vậy là thực nhanh chóng chúng ta đã
- đến với câu 3 cũng là câu cuối cùng của
- bài thực hành tiếng Việt này rồi
- ở Câu 31 bài tập về các phương tiện giao
- tiếp phi ngôn ngữ sách giáo khoa yêu cầu
- các em đọc lại hai văn bản lễ cúng thần
- lúa của người cha do và trái đất mẹ của
- muôn loài sau đó là thực hiện 2 yêu cầu
- A và B đi kèm trong đó ở câu a sách giáo
- khoa yêu cầu các em nhận diện các phương
- tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đã được sử
- dụng trong hai văn bản theo bạn hai văn
- bản đã sử dụng những yếu tố phi ngôn ngữ
- nào
- kem thầm mến ai văn bản này có sử dụng
- hai phương tiện giao tiếp tuyên ngôn ngữ
- thường gặp trong một văn bản thông tin
- văn bản lễ cúng thần lúa của người chơ
- ro anh có sử dụng tranh ảnh và văn bản
- trái đất mẹ của muôn loài thì sử dụng số
- liệu
- cụ thể các em có thể theo dõi trên màn
- hình để thấy rõ hơn nước
- bước sang câu b sách giáo khoa yêu cầu
- chúng ta cho biết hình ảnh được dùng
- trong văn bản lễ cúng thần lúa của người
- cho da có tác dụng minh họa cho những
- nội dung nào của văn bản này
- ta thấy bức ảnh nghi thức cúng thần lúa
- ở sách giáo khoa trang 83 đã bổ sung
- thông tin minh họa cho nghi thức cúng
- thần lúa của người cha ra bức ảnh đã sức
- văn bản trở nên hấp dẫn lôi cuốn về giúp
- người đọc tiếp nhận thông tin hình dung
- lễ cúng trong văn bản em dịu dàng trực
- quan hơn
- một bài tập vô cùng đơn giản đúng không
- nào
- Ken thằng mến như vậy là chúng ta đã
- hoàn thành sống ba câu của bài thực hành
- tiếng Việt này giờ đây chúng ta sẽ
- chuyển sang thực hiện phần viết ngắn ở
- phần viết ngắn này sách giáo khoa yêu
- cầu các em viết một đoạn văn ngắn có sử
- dụng dấu chấm phẩy về một cảnh thiên
- nhiên mà em yêu thích với yêu cầu này cô
- có một số hướng dẫn gợi ý cho các em như
- sau
- Thứ nhất là về quy trình đầu tiên em hãy
- phân tích đề em đọc đề bài gạch chân từ
- ngữ quan trọng để xác định yêu cầu của
- đề với bài tập này có cả yêu cầu về đề
- tài tức là viết về cái gì và yêu cầu về
- hình thức diễn đạt tức là sử dụng ít
- nhất 1 có chấm phẩy
- bước thứ hai là xác định đề tài đề Đảng
- nêu rất rõ cụ thể đó là giới thiệu về
- một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích Thứ
- ba em hãy hình dung dự kiến trước ít
- nhất một câu văn mà trong đó em sẽ sử
- dụng dấu chấm phẩy và cuối cùng các em
- viết bản thảo đoạn văn đồng thời đọc lại
- và chỉnh sửa nhanh thành phẩm của mình
- ngoài quy trình vô cùng có một số lưu ý
- khác như sau cho đoạn văn này Đầu tiên
- là về hình thức vì là đoạn văn nên các
- em lưu ý không kết bạn hãy xuống dòng và
- dung lượng cần phải đảm bảo từ 150 đến
- ngày trầm chữ
- về nội dung em cần phải đảm bảo đúng đề
- tài giới thiệu về một cảnh thiên nhiên
- Ví dụ như Vịnh Hạ ở biển nhatrang động
- phongnha núi Bà Đen Vân
- phương thức biểu đạt chính và các em cần
- sử dụng đó là thuyết minh ngoài xa em có
- thể kết hợp thêm các phương thức khác
- như biểu cảm miêu tả phân vân để đoạn
- văn trở nên hấp dẫn và giàu cảm xúc hơn
- bên cạnh đó có thể sử dụng ít nhất một
- câu văn có dấu chấm phẩy game có thể
- gạch dưới hoặc ghi chú lại bên dưới đoạn
- văn câu có sử dụng dấu chấm phẩy mà các
- em đã sử dụng kem thân mến phần hướng
- dẫn về viết đoạn văn vừa rồi cũng đã
- khép lại video bài học hôm nay của chúng
- ta hi vọng qua bài học này các em đã tự
- tin hơn thuần thục hơn không chỉ trong
- việc nhận diện và phân tích tác dụng của
- dấu chấm phẩy và các phương tiện giao
- tiếp phi ngôn ngữ mà còn vận dụng hiệu
- quả dấu chấm phẩy và các phương tiện
- giao tiếp phi ngôn ngữ ở trong quá trình
- viết và nói ở tương lai còn bây giờ
- video của chúng ta đến đây là hết rồi
- Xin chào và hẹn gặp lại tất cả
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây