Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành đọc văn bản SVIP
MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI
(Trích)
Nguyễn Văn Thạc
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Nguyễn Văn Thạc (14/10/1952 - 30/07/1972) là liệt sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Tác giả cuốn nhật ký "Chuyện đời" (hay còn được biết dưới cái tên "Mãi mãi tuổi hai mươi").
b. Văn bản
- Xuất xứ:
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Quan điểm nhìn nhận đời sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết
- Quan điểm nhìn nhận đời sống:
+ Bước ra khỏi trang sách, sống cuộc đời của người lính, Nguyễn Văn Thạc hiểu được trách nhiệm của mình hơn đối với gia đình, người mình yêu thương, đồng đội và cao cả hơn là dân tộc Việt Nam.
+ Mỗi chặng đường đi qua, mỗi trạm dừng chân, anh đều ghi chép lại một cách tỉ mỉ những cột mốc để đánh dấu cuộc đời mình đầy chân thật. Cuốn nhật ký này không chỉ được viết bởi sự kiện, mà đan xen vào đó còn là những ý nghĩ, suy nghĩ và đánh giá nhìn nhận bằng con mắt của người lính.
+ Chính những lần hành quân qua nhiều địa danh, vùng miền khác nhau, được gặp nhiều con người khác nhau giúp người con trai ấy trở nên gần gũi, thân quen hơn với cuộc sống thực tế.
- Cảm xúc, tâm trạng của người viết:
+ Tự hào, vui sướng khi được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh – "Một màu xanh bất diệt của sự sống", hạnh phúc khi nhận ra được những điều ý nghĩa.
+ Bồi hồi, xúc động, nghẹn ngào vì sự thiêng liêng của buổi chia tay, tình cảm của người đưa tiễn.
+ Nhớ nhà, nhớ về Hà Nội, nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ cùng Như Anh.
2. Đặc sắc nghệ thuật
- Giọng điệu trần thuật: Tự hào, vui sướng, xúc động…
- Mạch liên kết các sự kiện, liên tưởng theo dòng cảm xúc của tác giả:
3. Thông điệp rút ra từ văn bản
- "Mãi mãi tuổi 20" là cuốn sách rất hay và ý nghĩa mà thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cần tìm hiểu và suy ngẫm, để thấy được trách nhiệm, vai trò của mình đối với đất nước, khi thế hệ cha anh lúc trước đã mất bao công sức để xây dựng.
- Nguyễn Văn Thạc là động lực để thế hệ trẻ chúng ta tự tin lựa chọn con đường đi cho riêng mình. Từ đó, chúng ta biết sống hết mình vì đam mê, vì lí tưởng và mục đích cao đẹp.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Văn bản như một lời động viên, khích lệ, cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội.
2. Nghệ thuật
- Giọng điệu trần thuật.
-> Tác giả chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây