Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành đọc hiểu: Chiếc lược ngà SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả: Nguyễn Quang Sáng
- Sinh năm 1932, mất năm 2014.
- Quê ở An Giang.
- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
II. Khám phá văn bản
1. Một số yếu tố của truyện ngắn trong văn bản
- Đề tài: tình cảm gia đình.
- Cốt truyện:
+ Ông Sáu trở về sau 8 năm xa cách, nôn nóng muốn được gặp lại con.
+ Lần đầu gặp, bé Thu không nhận ra ông Sáu, sợ hãi chạy trốn.
+ Trong 3 ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông Sáu hết sức vỗ về, yêu thương song bé Thu đều lảng tránh.
+ Ông Sáu gắp cho bé Thu miếng trứng cá, nó hất văng ra. Ông Sáu tức giận đánh và mắng nó.
+ Bé Thu bỏ về bà ngoại, được bà giải thích, nó dần hiểu ra và ân hận.
+ Khi ông Sáu phải quay lại chiến khu, bé Thu mới nhận ông làm cha, hai cha con chia tay nhau trong sự xúc động.
+ Trở lại chiến khu, ông Sáu ngày đêm mài lược để làm quà tặng con như lời hứa.
+ Ông Sáu hi sinh, bác Ba hứa mang chiếc lược cho Thu trước khi ông mất.
- Tình huống truyện:
+ Ông Sáu xa nhà tám năm, khi trở về thì con gái không nhận ra cha.
+ Đến khi bé Thu nhận ra ông Sáu là cha thì ông Sáu phải trở về chiến khu.
+ Ở chiến khu, ông Sáu dồn tâm huyết vào làm lược tặng con nhưng chưa kịp đưa thì hi sinh.
- Nhan đề:
"Chiếc lược ngà" là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Đây là một đồ dùng thân thuộc, giản dị với mỗi người con gái nhưng ở đây, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng.
- Người kể chuyện:
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, tạo cảm giác chân thực, gần gũi và đáng tin cậy. Đồng thời sử dụng ngôi kể như vậy thuận tiện cho việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
2. Nhân vật trong văn bản
a. Nhân vật bé Thu
- Hoàn cảnh: Bé Thu sinh ra trong hoàn cảnh chiến tranh, thiếu thốn tình cảm của bố từ bé.
- Sự thay đổi của bé Thu trước và sau khi nhận ra cha:
+ Ông Sáu - cha bé Thu trở về thăm nhà sau tám năm, thế nhưng vì sự thay đổi trên khuôn mặt của ông Sáu mà bé Thu không nhận ra cha.
+ Ngày đầu ông Sáu trở về, bé Thu: "thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!"." khiến ông Sáu vô cùng đau lòng.
+ Bé Thu tuy bướng bỉnh nhưng là đứa trẻ giàu tình cảm. Em đã dành cho ba tình yêu thương sâu sắc, không gì có thể thay thế được.
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật: Tác giả đã miêu tả được tâm lý nhân vật, đặc biệt tâm lý trẻ em (bé Thu) rất tinh tế.
b. Nhân vật ông Sáu
- Hoàn cảnh: Do chiến tranh nên phải vào chiến trường, xa cách gia đình, đặc biệt là đứa con mới chào đời. Khi trở về, trớ trêu thay, đứa con lại không nhận ra ông là cha.
- Phẩm chất: Ông Sáu là một người cha thương con:
+ Khi gặp được con, ông không thể chờ được xuồng cập lại bến, "nhún chân nhảy tót lên, xô chiếc xuồng tạt ra".
+ Dù bé Thu không nhận ra ông, trong những ngày phép, ông vẫn kiên trì ở bên và chăm sóc con.
+ Trong cuộc chia tay, tiếng gọi ba xé lòng của con đã khiến ông vô cùng xúc động, "rút khăn lau nước mắt".
+ Ở nơi chiến khu, ông dồn hết tình yêu thương vào việc làm chiếc lược. Ông tỉ mẩn, cố công như người thợ bạc để làm ra chiếc lược dành tặng con.
+ Đến khi ông sắp chết, nguyện vọng cuối cùng của ông vẫn là mang chiếc lược gửi cho con.
3. Chi tiết tiêu biểu
- Chi tiết chiếc lược ngà: là một chi tiết tiêu biểu trong văn bản, thể hiện được tình phụ tử sâu sắc giữa bé Thu và ông Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh:
+ Biểu tượng tình cảm của ông Sáu: Ông Sáu dành hết tâm trí vào việc làm chiếc lược. Nó đã trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm dịu đi nỗi ân hận, nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong ngóng của người cha với đứa con xa cách.
+ Biểu tượng tình cảm bé Thu dành cho cha: Bé Thu gửi gắm vào chiếc lược niềm tin và sự mong mỏi sự trở về của ông Sáu.
- Chi tiết vết thẹo của ông Sáu: là nguyên nhân dẫn đến tình huống trớ trêu bé Thu không nhận ra cha, mang giá trị tố cáo.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Câu chuyện khắc họa tình phụ tử sâu nặng giữa ông Sáu và bé Thu, qua đó tố cáo chiến tranh phi nghĩa, chia cách gia đình và gửi gắm tiếng nói xót thương cho số phận của con người trong hoàn cảnh chiến tranh.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện chặt chẽ.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn từ nhân vật bác Ba tạo sự gần gũi, dễ dàng bộc lộ được cảm xúc.
- Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật đặc sắc.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây