Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành đọc hiểu SVIP
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích Tam quốc diễn nghĩa)
La Quán Trung
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- La Quán Trung (1330 - 1400?), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.
- Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, tính tình cô độc, thích một mình ngao du đây đó.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,…
- Ông là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh ở Trung Quốc.
b. Văn bản
* Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
- Tiểu thuyết chương hồi (tiểu thuyết Minh - Thanh, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc).
- Ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644 ), gồm 120 hồi.
- Truyện kể về một nước chia 3 gọi là "cát cứ phân tranh" trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ. Đó là cuộc phân tranh giữa 3 tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy - Thục - Ngô.
- Nội dung tư tưởng:
+ Phơi bày cục diện chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại, giai đoạn này xảy ra chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ. Họ có khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước.
+ Đề cao tình nghĩa thủy chung son sắt, sống chết có nhau của 3 anh em: Lưu - Quan - Trương.
- Nghệ thuật:
+ Kể chuyện hấp dẫn, sinh động.
+ Miêu tả đặc sắc, sống động đặc biệt là cảnh chiến trận.
+ Khắc họa tính cách nhân vật sắc sảo, đậm nét.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đoạn trích
- Vị trí: đoạn trích thuộc hồi 28.
- Nội dung:
2. Hình tượng nhân vật Trương Phi
- Nghe Tôn càn báo tin Quan Công đến:
+ Trương Phi "chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc".
+ Cử chỉ: "mắt trợn tròn xoe", "râu hùm vểnh ngược".
+ Hành động: "múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công".
+ Lời nói: Hầm hầm quát Quan Công; gọi anh là "thằng", xưng "tao"; buộc tội Quan Công là kẻ bội nghĩa, người bất trung.
- Khi thử thách Quan Công:
+ Gạt phắt lời thanh minh hộ cho Quan Công của hai chị dâu và Tôn Càn. Trương Phi lấy quan hệ vua tôi ra làm chuẩn mực để luận tội Quan Công.
+ Khi quân Sái Dương kéo đến: Trương Phi buộc tội Quan Công là kẻ bất nhân; "múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công"; "thẳng cánh đánh trống" thái độ mạnh mẽ và dứt khoát.
-> Tấm lòng trong sáng, một lòng một dạ trung nghĩa, vì lí tưởng của người anh hùng.
- Khi nhận ra tấm lòng của Quan Công:
+ Trương Phi đã "rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường".
=> Tóm lại: tác giả miêu tả Trương Phi rất sống động: cương trực, thẳng thắng, quyết liệt, trong sáng và trung nghĩa, biết phục thiện trước cái đúng và rất tình cảm.
3. Nhân vật Quan Công
- Vượt qua năm cửa quan, chém sáu tướng Tào, đưa hai phu nhân về với Lưu Bị.
- Khi gặp Trương Phi: vô cùng mừng rỡ.
-> Rất trọng nghĩa
- Khi bị Trương Phi hiểu lầm:
+ Gọi Trương Phi là "hiền đệ".
+ Lời lẽ mềm mỏng.
+ Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.
-> Quan Công là người có cách cư xử rất đúng mực của một người anh, còn là người điềm đạm, bình tĩnh,nhũn nhặn khẳng định lòng trung nghĩa
- Khi quân Sái Dương kéo đến:
+ Nói với Trương Phi: Để Quan Công chém Sái Dương chứng tỏ lòng thực.
+ Cử chỉ: Chẳng nói một lời khi giáp mặt Sái Dương.
+ Hành động: "múa long đao xô lại", "chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất".
-> Quan Công là người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong
=> Tóm lại: Quan Công tỏ ra rất độ lượng, từ tốn, dũng cảm và trung thành tuyệt đối với lời thề kết nghĩa vườn đào.
4. Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành
- Biểu dương tính tình cương trực của Trương Phi.
- Ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công.
- Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em: Lưu - Quan - Trương.
- Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ của các anh hùng.
=> Hồi trống Cổ Thành dù mang âm vang chiến trận vẫn khác trống trận thông thường. Nó là biểu tượng của lòng trung nghĩa, thẳng thắn, mạnh mẽ và lòng dũng cảm phi thường.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính.
- Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.
2. Ý nghĩa văn bản
Đề cao lòng trung nghĩa.
3. Cách đọc tiểu thuyết
- Xác định được các sự việc chính, bối cảnh diễn ra những sự việc ấy.
- Chỉ ra được những nhân vật của câu chuyện, đặc biệt là nhân vật chính; phân tích được nhân vật chính.
- Nêu được ý nghĩa của những chi tiết trong truyện.
- Nêu được mục đích của văn bản.
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã đọc vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây