Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Thơ trữ tình (thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, năm chữ, lục bát) SVIP
Đọc văn bản sau:
QUÊ NGƯỜI
Trên cao thì nắng cũng quê ta
Cũng trắng màu mây bay phía xa
Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Tôi ngỡ là tôi lúc ở nhà.
Nắng xuống vào cây, soi tận lá
Cây lá không là cây lá quen
Những dáng phố phường xa lạ kiểu
Nhưng nếp nhà dân khác lạ thềm.
Nhớ quê, đành vậy, nhìn mây trắng
Nhìn nắng hanh vàng trên núi xa
Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ
Bụi đường cũng bụi của người ta.
Xan-đi-ê-gô*, 4-1-2005
(Vũ Quần Phương, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012)
Chú thích: *Xan-đi-ê-gô (San Diego): tên thành phố duyên hải miền Nam Ca-li-phoóc-ni-a (California) của Mỹ.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Văn bản thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Liệt kê những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình ngỡ như quê ta.
Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của văn bản trên là gì?
Câu 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ đầu tiên và khổ thơ thứ ba có gì khác nhau?
Câu 5. Anh/Chị ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong bài đọc? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Văn bản thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi xa quê. |
0.5 |
2 |
Những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình ngỡ như quê ta: nắng, màu mây trắng (mây trắng), đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn. |
0.5 |
3 |
Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ quê nhà da diết. |
1.0 |
4 |
Khổ thơ đầu tiên: ngỡ như mình đang ở quê nhà, ngỡ nắng vàng, mây trắng quê người như nắng vàng, mây trắng quê nhà. Khổ thơ thứ ba: ý thức rõ mình đang ở quê người, ngắm nắng vàng, mây trắng cho khuây khỏa nỗi nhớ quê hương. |
1.0 |
5 |
HS nêu quan điểm cá nhân. Ví dụ: ấn tượng nhất với hình ảnh Tôi ngỡ là tôi lúc ở nhà. Hình ảnh này cho thấy nỗi nhớ quê hương đã lớn đến mức chỉ cần nhìn thấy những cảnh vật quen thuộc là nhân vật trữ tình lại có cảm giác như được ở trên chính quê hương mình. Điều này cho thấy tình yêu to lớn của người con xa xứ với quê hương, đất nước. |
1.0 |
Đọc đoạn trích sau:
Có nơi nào như đất nước chúng ta
Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ
Khi giặc đến vạn người con quyết tử
Cho một lần Tổ quốc được sinh ra
***
Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa
Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển
Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt
***
Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển
Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa
Máu của họ ngân bài ca giữ nước
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
(Trích Tổ quốc ở Trường Sa, Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên 27/5/2012)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. Dựa vào khổ thơ thứ hai và thứ ba, anh/chị hãy chỉ ra một số từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh của biển đảo và đất nước.
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa
Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển
Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt
Câu 4. Đoạn trích trên thể hiện những tình cảm nào của nhà thơ dành cho biển đảo Tổ quốc?
Câu 5. Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ biển đảo quê hương hiện nay bằng một đoạn văn từ 5 – 7 dòng.
Hướng dẫn giải:
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Thể thơ: tám chữ. |
0.5 |
2 |
Một số từ ngữ từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh của biển đảo và đất nước: biển, sóng dữ, Hoàng Sa, Tổ quốc, màu cờ nước Việt, ngư dân,... |
0.5 |
3 |
– HS chỉ ra được biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ: Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta – HS phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: + Giúp tăng tính sinh động, gợi hình cho sự diễn đạt. + Khẳng định sự gắn bó của Tổ quốc đối với mỗi người dân Việt Nam. + Cho thấy tình yêu nồng nàn dành cho Tổ quốc của tác giả. |
1.0 |
4 |
Nhà thơ thể hiện những tình cảm sau: – Niềm tự hào đối với lịch sử dân tộc. – Lòng biết ơn đối với những người lính và ngư dân bám biển. |
1.0 |
5 |
HS trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ biển đảo quê hương, có thể theo hướng sau: – Bản thân cần có trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương. – Trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương được thể hiện qua các biểu hiện sau: + Chủ động tìm hiểu về biển đảo quê hương. + Biết ơn những người đã có công bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương. + Tích cực ủng hộ các phong trào liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. + Tuyên truyền về trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương đến mọi người xung quanh. |
1.0 |