Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 SVIP
BÀI 11. NƯỚC MỸ VÀ TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 (TIẾP)
2. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
a. Chính trị
* Giai đoạn 1945 - 1950:
- Chính sách đối nội: củng cố, tăng cường chính quyền của giai cấp tư sản, ngăn cản các phong trào đấu tranh của công nhân.
- Chính sách đối ngoại:
+ Liên minh chặt chẽ với Mỹ, tham gia khối NATO.
+ Khôi phục sự thống trị tại các thuộc địa cũ.
* Giai đoạn 1950 - 1973:
- Chính sách đối nội: Ổn định tình hình kinh tế, chính trị - xã hội.
- Chính sách đối ngoại:
+ Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ (tiêu biểu là Anh).
+ Tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ (tiêu biểu là Pháp).
+ Thực hiện chính sách liên minh khu vực trong quan hệ đối ngoại từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX.
* Giai đoạn 1973 - 1991:
- Chính sách đối nội: tiếp tục thực hiện các chính sách ổn định và phát triển kinh tế, xã hội.
- Chính sách đối ngoại: thúc đẩy liên kết chính trị, đặt nền móng cho quá trình nhất thể hoá Tây Âu với thoả thuận về việc thành lập Liên minh châu Âu - EU (1991).
b. Kinh tế
* Giai đoạn 1945 - 1950:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để khôi phục kinh tế, nhiều nước châu Âu đã nhận viện trợ của Mỹ (khoảng 13 tỉ USD) theo Kế hoạch Mác-san.
- Năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.
- Các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.
* Giai đoạn 1950 - 1973:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 4,6% một năm.
+ Cộng hoà Liên bang Đức có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất (6%), sau đó là I-ta-li-a, Pháp và Anh.
- Xuất hiện xu hướng liên kết:
+ Năm 1951: thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu.
+ Năm 1957: thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu.
+ Năm 1967: Ba cộng đồng sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu.
* Giai đoạn 1973 - 1991:
- Các nước Tây Âu chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định.
- Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Tây Âu từng bước phục hồi, tốc độ tăng trưởng thấp nhưng vẫn là một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Năm 1991: các nước Tây Âu thông qua quyết định xây dựng thị trường tiền tệ với đồng tiền chung duy nhất (ơ-rô) (1991).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây