Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tác gia Nguyễn Trãi SVIP
TÁC GIA NGUYỄN TRÃI
I. TIỂU SỬ
1. Xuất thân
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), quê ở Chi Ngại - Chí Linh - Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê - Thường Tín - Hà Tây.
- Cha là Nguyễn Phi Khanh, học giỏi - đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần thị Thái, con của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán - một quý tộc đời Trần.
-> Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống: yêu nước và văn hóa, văn học.
2. Cuộc đời
- Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh. Và cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ
- Năm 1407 giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi đã nghe lời cha ở lại lập chí "rửa hận cho nước báo thù cho cha".
- 1423, Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu.
- 1427 được Lê Lợi giao viết Bình Ngô đại cáo
- Từ 1428 -1437, ông luôn bị nghi kị, từ đó ông không còn được trọng dụng.
- Năm 1437 ông đã cáo quan về Côn Sơn ở ẩn.
- Năm 1440 Lê Thái Tông vời Nguyễn Trãi ra làm quan.
- Năm 1442 cái chết đột ngột của Lê Thái Tông ở Lệ Chi viên là bi kịch đối với Nguyễn Trãi và dòng họ ông chu di tam tộc.
- Năm 1464 Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, cho tìm lại con cháu và di sản tinh thần của ông.
- Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".
=> Ấn tượng về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi:
- Là bậc anh hùng dân tộc, là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam.
- Là người chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1. Tác phẩm chính
- Nguyễn Trãi để lại di sản văn hóa quý giá, đó là những sáng tác cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, thuộc nhiều lĩnh vực: quân sự, chính trị, lịch sử, địa lí, văn học,…
+ Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Ức Trai thi tập (150 bài), Chí Linh sơn phú,…
+ Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập (254 bài).
2. Nội dung thơ văn
a. Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước
- Nguyễn Trãi đã tiếp thu chọn lọc, sáng tạo tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo.
Biểu hiện:
+ Nhân nghĩa trước hết là thương dân, lấy cuộc sống bình yên của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.
+ Khẳng định vai trò, sức mạnh cùng tư tưởng tôn trọng dân, biết ơn dân.
+ Lí tưởng yêu nước gắn liền với tư tưởng "trung quân, ái quốc", luôn ước mơ về một triều đại vua sáng, tôi hiền. Nội dung cốt lõi trong tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước của Nguyễn Trãi luôn gắn với yêu dân và khát vọng xây dựng đất nước độc lập, thái bình, hưng thịnh.
b. Tình yêu thiên nhiên
- Tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi (đặc biệt là thơ).
- Biểu hiện: Được thể hiện đa dạng trong "Ức Trai thi tập" và "Quốc âm thi tập".
+ Khung cảnh tráng lệ của cửa biển Bạch Đằng, Vân Đồn, Thần Phù, … hoặc vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ của Côn Sơn, Yên Tử,…
+ Cảnh vật bình dị, gần gũi, dân dã của chốn quê.
-> Tâm hồn Nguyễn Trãi rộng mở, tinh tế, lãng mạn, nâng niu từng khoảnh khắc giao hòa cùng thiên nhiên.
c. Những ưu tư về thế sự
- Suốt đời mang mối "ưu dân, ái quốc" nên Nguyễn Trãi luôn trĩu nặng suy tư trước thế sự đen bạc.
- Sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nỗi lòng ưu tư về thế sự. Ông đã có những chiêm nghiệm về buồn nhân tình thế thái; ông cay đắng, thất vọng, đau đớn trước thực tại đầy bất công, ngang trái.
- Nguyễn Trãi đối diện với thực tại ấy bằng tâm thế cứng cỏi, vững vàng, bằng cốt cách thanh cao, trong sạch tựa cây tùng, cây bách, hoa cúc, hoa lan. Trước thế sự đen bạc, Nguyễn Trãi lựa chọn quan niệm sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh.
=> Đánh giá chung: Thơ văn Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng về đề tài và cảm hứng; giàu giá trị tư tưởng và đậm tính trữ tình.
3. Đặc điểm nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi
- Thơ văn Nguyễn Trãi kết tinh nhiều thành tựu nghệ thuật đặc sắc; góp phần quan trọng vào sự phát triển, hoàn thiện một số thể loại văn học trung đại Việt Nam: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.
+ Văn chính luận Nguyễn Trãi đạt đến trình độ mẫu mực. Ông vận dụng triệt để, sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lý khách quan của đời sống để tạo dựng nhiều nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn được nêu lên. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi còn nhờ khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự; kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng; lập luận và bố cục chặt chẽ; ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và
+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác vằng các thể thơ Đường luật đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc; nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa. Nghệ thuật trữ tình vẫn mang nét trang nhã, hàm súc "ý tại ngôn ngoại" của thơ cổ phương Đông nhưng không theo hướng cầu kì, khuôn thước. Ý tình trong nhiều bài thơ vừa in được dấu ấn cá nhân vừa có giá trị tư tưởng sâu sắc. Hình tượng thiên nhiên trong thơ ông khi thì phóng khoáng, hùng vĩ, diễm lệ, khi thì thanh sơ, thơ mộng.
+ Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm thời trung đại. Trong Quốc âm thi tập, ông đã có ý thức sáng tạo một thể thơ riêng khi đưa câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn ở các vị trí đa dạng, linh hoạt; chú ý Việt hóa nhiều đề tài, thi liệu mượn từ văn học Trung Quốc; ngôn ngữ Nguyễn Trãi giản dị, đậm đà tính dân tộc; sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ và lời ăn tiếng nói của dân chúng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây