Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Sơn Tinh, Thủy Tinh SVIP
SƠN TINH, THỦY TINH
Nguyễn Nhược Pháp
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Nhược Pháp
- Sinh năm 1914, mất năm 1938.
- Quê quán: Phượng Vũ, Thường Tín, Hà Đông (nay là Hà Nội).
- Cha là học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
2. Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Phương thức biểu đạt:
- Xuất xứ: in trong tập Ngày xưa.
- Bố cục:
+ Phần 1 (Từ đầu đến giời đông.): Khung cảnh Hùng Vương kén rể cho Mỵ Nương.
+ Phần 2 (Tiếp theo đến đầm quanh…): Vẻ đẹp và hành động của Sơn Tinh.
+ Phần 3 (Tiếp theo đến mà hoa.): Vẻ đẹp và hành động của Thủy Tinh.
+ Phần 4 (Tiếp theo đến Ô!Vì ta!): Cuộc giao tranh giữa hai vị thần.
+ Phần 5 (Còn lại): Lí giải lí do hằng năm Thủy Tinh dâng nước.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Chủ đề, cảm hứng chủ đạo
- Chủ đề:
- Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Ngợi ca việc vua Hùng chọn được rể hiền tài và tinh thần thượng võ của Sơn Tinh.
2. Nhân vật
a. Nhân vật Sơn Tinh
- Phần giới thiệu:
=> Ngoại hình và hành động của Sơn Tinh cho thấy được bản lĩnh, khí chất của vị thần này.
=> Nhân vật Sơn Tinh được khắc họa qua ngoại hình, hành vi, lời nói giống con người.
- So sánh với truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:
+ Truyền thuyết chỉ có lời kể hành động, sự việc; hầu như không có các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành vi, lời nói.
b. Nhân vật Thủy Tinh
- Nhân vật được làm rõ qua chi tiết miêu tả ngoại hình, hành vi, lời nói giống con người: Thuỷ Tinh ngồi trên lưng rồng vàng,/Yên gấm tung dài bay đỏ choé,/Mình khoác bào xanh da giời quang.
=> Các chi tiết khắc họa Thủy Tinh khác với truyền thuyết. Truyền thuyết chỉ có lời kể hành động, sự việc; hầu như không có các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành vi, lời nói của Thủy Tinh.
3. Chi tiết kì ảo
- Đoàn dẫn lễ của Sơn Tinh: Theo sau năm chục con voi xám/Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều/Tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng,/Sừng tê, ngà voi và sừng hươu.
- Đoàn dẫn lễ của Thuỷ Tinh: Theo sau cua đỏ và tôm cá,/Chia đội năm mươi hòm ngọc trai./Khập khiễng bò lê trên đất lạ,/Trước thành tấp tểnh đi hàng hai.
- Thuỷ Tinh gây hấn: Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng./Cá voi quác mồm to muốn đớp,/Cá mập quẫy đuôi, cuồng nhe răng,/Càng cua lởm chởm giơ như mác,/Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.
=> Tác dụng: Tạo ra một không gian mơ hồ, mang đến cho người đọc cảm giác phi thực tế, tăng thêm sự hấp dẫn và sự lôi cuốn của câu chuyện; đồng thời cũng thể hiện ý chí, sức mạnh của từng nhân vật.
4. Chi tiết, hình ảnh thể hiện khung cảnh cuộc sống và các tục lệ
=> Các chi tiết đã làm sống dậy khung cảnh cuộc sống ngày xưa và nét văn hoá cổ truyền của người Việt Nam.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ đã tái hiện lại cuộc giao tranh để giành Mỵ Nương của hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Từ đó, văn bản lí giải hiện tượng bão lũ hằng năm một cách độc đáo, sinh động.
2. Nghệ thuật
- Ngôn từ hấp dẫn, cách miêu tả sinh động.
- Xây dựng hình tượng thần linh với ngoại hình, hành động, lời nói giống với con người.
- Đan xen, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây