Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Soạn bài SVIP
Câu 1. Biến cố nào dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác? Vì sao có thể xem đó là biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi?
Biến cố quan trọng dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác là việc thành Tơ-roa bị quân Hy Lạp vây hãm, tình thế hết sức nguy nan.
Có thể xem đó là biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi vì nó là sự kiện lớn, liên quan đến vận mệnh của cộng đồng.
Câu 2. Xác định những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích. Theo bạn, vì sao sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy?
Những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích là:
+ Ăng-đrô-mác cánh tay trắng ngần
+ Cô hầu gái áo xống thướt tha
+ Những cô dâu trang phục diễm lệ
+ Các phu nhân thành Tơ-roa vấn tóc chỉnh tề
+ A-khin có đôi chân nhanh, ánh đồng sáng lóa, mũ trụ sáng loáng,…
Sử thi có cách khắc họa nhân vật như vậy vì: do sử thi tồn tại dưới hình thức truyền miệng, song lại có dung lượng lớn, câu chuyện vì thế không được kể liên tục mà bị ngắt quãng thành nhiều đoạn, do đó, để giúp người nghe có thể ghi nhớ, có ấn tượng sâu sắc về các nhân vật, người kể chuyện sử thi phải lặp đi lặp lại các từ ngữ miêu tả nhân vật.
Câu 3. Phân tích những đặc trưng của không gian sử thi trong đoạn trích.
Những đặc trưng của không gian sử thi trong đoạn trích:
- Các chi tiết biểu hiện không gian:
+ “Héc-to về tới ngôi nhà êm ấm của mình, nhưng không thấy Ăng-đrô-mác cánh tay trắng ngần trong buồng như thường lệ”
+ “Nàng đứng trên tháp canh nức nở”
+ “Bà vừa đi vừa chạy lên thành”
+ “Héc-to tức thì rời nhà, chạy ngược theo những dãy phố thành Tơ-roa xây dựng khang trang. Xuyên qua phố xá thành Tơ-roa rộng lớn, chàng tới cổng X-kê”
- Đặc điểm của không gian nghệ thuật:
Tình cảm riêng tư của nhân vật được bộc lộ trong cuộc trò chuyện ngay tại cổng thành – Biểu tượng của không gian cộng đồng trong chiến tranh. Trong lời đối thoại của Ăng-đrô-mác và Héc-to, hình ảnh của thành Tơ-roa cũng liên tục được nhắc tới.
- Không gian cộng đồng là không gian đặc trưng của sử thi:
+ Chiến trường, thành lũy, tháp canh, phố xá,… không chỉ là nơi nhân vật sử thi bộc lộ sức mạnh phi thường và phẩm chất can trường của mình, mà còn làm nền cho những tình cảm riêng tư nhất của con người.
+ Người anh hùng sử thi cũng là người gắn bó mật thiết với mảnh đất quê hương của họ, sự sống và cái chết, niềm vinh quang và nỗi đau khổ của họ đều gắn với sự tồn vong, thịnh suy của thành lũy, pháo đài,…
Câu 4. Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?
Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất:
Từ những hành động và lời nói của Ăng-đrô-mác một mặt cho thấy tình yêu thương của nàng đối với Héc-to, một mặt cho thấy ý thức về bổn phận của Ăng-đrô-mác. Trong tận cùng nỗi lo lắng và đau khổ, Ăng-đô-mác vẫn không quên nghĩ đến bổn phận và trách nhiệm của mình đối với thành Tơ-roa.
Câu 5. Vì sao Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp? Bạn suy nghĩ gì về hành động đó của nhân vật?
Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp vì:
- Nhân vật sử thi là nhân vật đại diện cho cộng đồng, hành động theo nguyên tắc danh dự. Ý thức về nỗi hổ thẹn nếu không xung trận, bầu nhiệt huyết, khát vọng chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản thân chính là động cơ thôi thúc Héc-to ra trận. Ở đây, ta có thể thấy, những tình cảm cá nhân như tình cảm gia đình, nỗi sợ hãi, lo lắng về tương lai dù rất sống động, vẫn bị gạt sang một bên trước bổn phận và danh dự.
- Bạn suy nghĩ gì về hành động đó của nhân vật? (Suy nghĩ và trả lời theo cảm nhận cá nhân)
Câu 6. Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào? Những vấn đề đó còn có ý nghĩa với đời sống ngày nay không? Vì sao?
Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề về số phận của con người trong chiến tranh, trách nhiệm và bổn phận của con người với cộng đồng, mối quan hệ giữa con người và định mệnh.
Những vấn đề này vẫn còn có ý nghĩa với đời sống ngày nay.
Câu 7. Qua những lời nói, hành động của Héc-to, hãy xác định những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng của Hy Lạp thời cổ đại.
Hình mẫu về người anh hùng theo quan niệm của người Hy Lạp cổ đại qua nhân vật Héc-to là sự kết hợp hài hòa giữa:
+ Con người cá nhân với ý chí tự do, tình cảm gia đình, tình bằng hữu bổn phận và danh dự.
+ Con người cộng đồng với ý thức về trách nhiệm, bổn phận và danh dự.
"Tính hài hòa sử thi" này đã tạo nên vẻ đẹp cao cả của các nhân vật anh hùng trong sử thi Hi Lạp.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây