Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phương trình bậc nhất một ẩn SVIP
1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
a. Nhận biết phương trình một ẩn
Định nghĩa
Một phương trình với ẩn $x$ có dạng $A(x) = B(x)$, trong đó vế trái $A(x)$ và vế phải $B(x)$ là hai biểu thức của cùng một biến $x$.
Ví dụ 1.
i) Phương trình $2x - 1 = 7 - 3x$ là một phương trình với ẩn $x$.
ii) Phương trình $4(t^2 + 3) = 5 - (2t - 1)$ là một phương trình với ẩn $t$.
Câu hỏi:
@202015548770@
b. Nghiệm của phương trình một ẩn
Số $x_0$ gọi là nghiệm của phương trình $A(x) = B(x)$ nếu giá trị của $A(x)$ và $B(x)$ tại $x_0$ bằng nhau.
Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó và thường được kí hiệu là $S$.
Ví dụ 2. Cho phương trình $2x - 5 = 4 - x$. (1)
+ Với $x = 3$, thay vào hai vế của phương trình ta có: $2.3 - 5 = 4 - 3 (= 1)$.
Do đó, $x = 3$ là một nghiệm của phương trình đã cho.
+ Với $x = -1$, thay vào hai vế của phương trình ta có: $2.(-1) - 5 \ne 4 - (-1)$.
Do đó, $x = -1$ không là nghiệm của phương trình đã cho.
Câu hỏi:
@202015555920@
2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
a. Phương trình bậc nhất một ẩn
Phương trình một ẩn đơn giản nhất là phương trình có dạng: $ax + b = 0$, với $a$, $b$ là hai số đã cho và $a \ne 0$, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn $x$.
$a$ gọi là hệ số của $x$, $b$ gọi là hạng tử tự do, $x$ gọi là ẩn.
Câu hỏi:
@202017143653@
b. Cách giải
Phương trình bậc nhất một ẩn $ax + b = 0$ (với $a \ne 0$) được giải như sau:
$ax + b$
$=0$
$ax$
$=-b$
$x$
$=-\dfrac ba$
Phương trình bậc nhất $ax + b = 0$ (với $a \ne 0$) luôn có một nghiệm duy nhất là $x = -\dfrac ba$.
Ví dụ 3. Giải phương trình: $3x + 11 = 0$
$3x = -11$
$x = -\dfrac{11}3$
Vậy phương trình đã cho có nghiệm $x = -\dfrac{11}3$.
Câu hỏi:
@202017151346@
3. MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA VỀ ĐƯỢC PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Bằng cách chuyển vế và nhân cả hai vế của phương trình với một số khác $0$, ta có thể đưa một số phương trình ẩn $x$ về phương trình dạng $ax + b = 0$ và do đó có thể giải được chúng.
Ví dụ 4. Giải phương trình $3x + 1 = x + 5$.
$3x+1$ | $=x+5$ |
|
$3x - 5x$ | $=5 - 1$ | Chuyển các hạng tử chứa $x$ sang vế trái và các hạng tử tự do sang vế phải |
$-2x$ | $=4$ | Thu gọn và giải phương trình thu được |
$x$ | $=-2$ |
|
Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là $S = \{-2\}$.
Câu hỏi:
@202015610357@
Lưu ý: Quá trình giải các phương trình có thể dẫn đến trường hợp đặc biệt là hệ số của ẩn bằng $0$. Khi đó, phương trình đã cho có thể vô nghiệm hoặc nghiệm đúng với mọi $x$.
+ Nếu $0x = 0$, phương trình vô số nghiệm (nghiệm đúng với mọi $x$),
+ Nếu $0x = a$ với $a \ne 0, \, a \in \mathbb{R}$, phương trình vô nghiệm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây