Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phương tiện phi ngôn ngữ; Nghĩa và cách dùng tên viết tắt một số tổ chức quốc tế quan trọng SVIP
Dòng nào nêu đúng tên viết tắt của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á?
Nối tên viết tắt với tổ chức tương ứng.
Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống.
là tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
là tổ chức y tế toàn cầu, chịu trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng quốc tế.
là liên minh kinh tế và chính trị giữa các quốc gia châu Âu.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
FAO là tên viết tắt của tổ chức quốc tế nào?
Chọn đúng/sai cho những thông tin viết tắt liên quan đến các tổ chức quốc tế sau.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) IMF là tên viết tắt của Liên minh châu Á. |
|
b) UNESCO là tên viết tắt của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc. |
|
c) WTO là tên viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới. |
|
Liên đoàn Bóng đá Thế giới có tên viết tắt là
Phân loại để chỉ ra sự khác biệt giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.
- Bảng biểu
- Chữ viết
- Hình ảnh
- Sơ đồ
Phương tiện ngôn ngữ:
Phương tiện phi ngôn ngữ:
Để phản ánh thực trạng gia tăng dân số ở Việt Nam năm 2024, phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp được sử dụng là
Khám phá Vườn Quốc gia Tràm Chim
Vườn Quốc gia Tràm Chim còn có tên gọi khác là Khu Ramsar Tràm Chim, thuộc tỉnh Đồng Tháp. Vào mùa nước lên, vào khoảng từ tháng Tám đến tháng Mười Một âm lịch, tham quan Vườn Quốc gia Tràm Chim, du khách sẽ được thoả thích ngắm nhìn một vùng trời nước bao la, rừng tràm xanh ngút ngàn cùng hệ động, thực vật phong phú.
Vị trí tọa lạc và lịch sử hình thành
Tràm Chim có tổng diện tích là 7 313 ha với hệ sinh thái đa dạng. Vườn Quốc gia nằm cách sông Mê Kông 19 km về phía đông, có độ cao so với mực nước biển là 1 m; địa hình bằng phẳng, cao dần về phía đông. Năm 1986, Tràm Chim được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp chọn làm Khu bảo tồn Sếu cổ trụi. Năm 1994, Tràm Chim được đổi tên thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia đất ngập nước Tràm Chim. Đến cuối năm 1998, Tràm Chim đổi tên thành Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Tràm Chim
Vườn Quốc gia Tràm Chim là khu du lịch sinh thái nổi tiếng, với cảnh quan thiên nhiên đặc trưng cho vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười. Nơi đây quần tụ rất nhiều loài thực vật bậc cao, hơn 200 loài chim nước, chiếm khoảng một phần tư số loài chim ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài quý hiếm trên thế giới.
Về hệ động vật, nổi tiếng nhất ở Tràm Chim là sếu đầu đỏ1 (còn có tên gọi khác là sếu cổ trụi) – một trong số các loài sếu đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Sếu đầu đỏ có bộ lông xám mượt, chân và cổ cao, đôi cánh dang rộng khi bay, dáng đi khoan thai, chậm rãi. Một số loài chim bị đe dọa tuyệt chủng khác cũng được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Tràm Chim như ô tác2, điềng điễng3, già đẫy nhỏ4 và rồng rộc vàng5. Ngoài ra, Tràm Chim còn là nơi sinh sống của một số loài chim nước như le khoang cổ6, nhát hoa7, gà lôi nước8,... Do có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn các loài chim, Tràm Chim đã được công nhận là một trong số các vùng quan trọng của Việt Nam có nhiều chim.
Hình 4: Sếu đầu đỏ ở Vườn Quốc gia
Tràm Chim
(Ảnh: Nguyễn Văn Hùng)
Về hệ thực vật, Vườn Quốc gia Tràm Chim rất đa dạng về các kiểu thảm thực vật, bao gồm đồng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm tái sinh và các đầm nước trống. Tràm Chim có 6 kiểu quần xã thực vật chính, nổi bật nhất là cỏ năng9 và lúa ma10. Ngoài ra, nơi đây còn có dạng thảm thực vật nổi quan trọng khác là sen và súng. Tràm phân bố rộng khắp trong Vườn Quốc gia, bao gồm các khu tràm trồng và tràm mọc rải rác xen lẫn trong các trảng cỏ và đầm nước.
Giá trị của Vườn Quốc gia Tràm Chim
Vườn Quốc gia Tràm Chim quản lí nước theo nhịp của thuỷ triều sông Mê Kông, hạn chế đến mức thấp nhất việc ảnh hưởng môi trường sống của sếu. Tràm Chim còn là một trong những nơi nổi tiếng về du lịch sinh thái ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hệ thực vật và động vật đa dạng, Tràm Chim đã thu hút nhiều du khách, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đến đây tham quan và nghiên cứu.
Cách tham quan Vườn Quốc gia Tràm Chim
Từ tháng Mười năm trước đến tháng Tư, tháng Năm năm sau là mùa cao điểm du lịch của Vườn Quốc gia Tràm Chim. Vào thời điểm này, du khách có dịp tận mắt chứng kiến cuộc sống của những loài chim; tham gia các hoạt động thú vị, đặc trưng của vùng sông nước như: chèo xuồng ba lá; giăng lưới, đặt lọp11, đặt trúm12, câu cá,... Vào mùa khô từ tháng Mười Hai đến tháng Năm âm lịch (khoảng tháng Một đến tháng Sáu dương lịch), du khách có thể chiêm ngưỡng vũ điệu tuyệt vời của sếu đầu đỏ. Sau hành trình khám phá Tràm Chim, du khách sẽ được thưởng thức các món ngon dân dã, mang hương vị đồng quê như: cá lóc nướng trui, cá kho bông súng, lẩu cua đồng,... và mua những món quà lưu niệm đặc trưng của Đồng Tháp như: sữa hạt sen, mật ong hương tràm,...
Hằng năm, hàng ngàn lượt khách từ khắp nơi về với Tràm Chim, trong đó du khách quốc tế chiếm khoảng 30%. Nếu đến đây, bạn sẽ có cơ hội sống trong một khung cảnh yên bình, tĩnh lặng, ngắm nhìn những đàn sếu bay về vùng đất trũng Đồng Tháp Mười mênh mông trời nước.
(Nhóm biên soạn)
1 Sếu đầu đỏ: còn gọi là “sếu cổ trụi”, là một phân loài của Sếu sarus. Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền Nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới.
2 Ô tác: loài chim thuộc bộ sếu, chân có màu vàng nâu, đỉnh đầu màu đen nâu nhạt, mặt màu hung vàng, lưng, vai và các lông cánh thứ cấp đen nâu nhạt, hai bên sườn có vằn đen.
3 Điềng điễng: còn gọi là điêng điểng, một loài chim cổ dài, mỏ dài, thẳng, đuôi dài và chân có màng.
4 Già đẫy nhỏ: còn gọi là già đẫy Java (Gia-va), một loài chim thuộc họ hạc, cổ và đầu hói, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới.
5 Rồng rộc vàng: loài chim có kích thước trung bình trong nhóm rồng rộc (khoảng 15 cm). Vào mùa sinh sản, chim trống có đầu và thân dưới màu vàng sáng nổi bật, mặt và cổ họng đen, có sọc vàng trên cánh và lưng đen. Chim mái có bộ lông phần lớn màu nâu ấm và lông bao đuôi dưới nhạt màu hơn, mặt đốm đen và cánh có sọc đốm đen.
6 Le khoang cổ: loài chim nước nhỏ nhất trên thế giới, bộ lông thường có màu trắng, mỏ ngắn, trông giống ngỗng.
7 Nhát hoa: các loài chim chân ngắn, mỏ dài và có hình dáng tương tự như dẽ giun nhưng bộ lông có màu tươi hơn.
8 Gà lôi nước: có lông lưng, bụng và đuôi màu đen, đầu và hai bên hông màu trắng, có thể vừa bơi vừa bay.
9 Cỏ năng: loại cỏ mọc hoang trên những cánh đồng ngập nước, có thể dùng như rau ăn sống hoặc chế biến thành món ăn.
10 Lúa ma: còn gọi là lúa cỏ hay lúa dại, thường mọc hoang ven sông, rạch.
11 Lọp (phương ngữ): dụng cụ nhử bắt cá, đan bằng tre, có hom, để mồi bên trong rồi đặt dưới nước.
12 Trúm: đồ đan bằng tre, hình ống, hai đầu có hom, dùng để bắt lươn.
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Khám phá Vườn Quốc gia Tràm Chim là
Khám phá Vườn Quốc gia Tràm Chim
Vườn Quốc gia Tràm Chim còn có tên gọi khác là Khu Ramsar Tràm Chim, thuộc tỉnh Đồng Tháp. Vào mùa nước lên, vào khoảng từ tháng Tám đến tháng Mười Một âm lịch, tham quan Vườn Quốc gia Tràm Chim, du khách sẽ được thoả thích ngắm nhìn một vùng trời nước bao la, rừng tràm xanh ngút ngàn cùng hệ động, thực vật phong phú.
Vị trí tọa lạc và lịch sử hình thành
Tràm Chim có tổng diện tích là 7 313 ha với hệ sinh thái đa dạng. Vườn Quốc gia nằm cách sông Mê Kông 19 km về phía đông, có độ cao so với mực nước biển là 1 m; địa hình bằng phẳng, cao dần về phía đông. Năm 1986, Tràm Chim được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp chọn làm Khu bảo tồn Sếu cổ trụi. Năm 1994, Tràm Chim được đổi tên thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia đất ngập nước Tràm Chim. Đến cuối năm 1998, Tràm Chim đổi tên thành Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Tràm Chim
Vườn Quốc gia Tràm Chim là khu du lịch sinh thái nổi tiếng, với cảnh quan thiên nhiên đặc trưng cho vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười. Nơi đây quần tụ rất nhiều loài thực vật bậc cao, hơn 200 loài chim nước, chiếm khoảng một phần tư số loài chim ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài quý hiếm trên thế giới.
Về hệ động vật, nổi tiếng nhất ở Tràm Chim là sếu đầu đỏ1 (còn có tên gọi khác là sếu cổ trụi) – một trong số các loài sếu đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Sếu đầu đỏ có bộ lông xám mượt, chân và cổ cao, đôi cánh dang rộng khi bay, dáng đi khoan thai, chậm rãi. Một số loài chim bị đe dọa tuyệt chủng khác cũng được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Tràm Chim như ô tác2, điềng điễng3, già đẫy nhỏ4 và rồng rộc vàng5. Ngoài ra, Tràm Chim còn là nơi sinh sống của một số loài chim nước như le khoang cổ6, nhát hoa7, gà lôi nước8,... Do có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn các loài chim, Tràm Chim đã được công nhận là một trong số các vùng quan trọng của Việt Nam có nhiều chim.
Hình 4: Sếu đầu đỏ ở Vườn Quốc gia
Tràm Chim
(Ảnh: Nguyễn Văn Hùng)
Về hệ thực vật, Vườn Quốc gia Tràm Chim rất đa dạng về các kiểu thảm thực vật, bao gồm đồng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm tái sinh và các đầm nước trống. Tràm Chim có 6 kiểu quần xã thực vật chính, nổi bật nhất là cỏ năng9 và lúa ma10. Ngoài ra, nơi đây còn có dạng thảm thực vật nổi quan trọng khác là sen và súng. Tràm phân bố rộng khắp trong Vườn Quốc gia, bao gồm các khu tràm trồng và tràm mọc rải rác xen lẫn trong các trảng cỏ và đầm nước.
Giá trị của Vườn Quốc gia Tràm Chim
Vườn Quốc gia Tràm Chim quản lí nước theo nhịp của thuỷ triều sông Mê Kông, hạn chế đến mức thấp nhất việc ảnh hưởng môi trường sống của sếu. Tràm Chim còn là một trong những nơi nổi tiếng về du lịch sinh thái ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hệ thực vật và động vật đa dạng, Tràm Chim đã thu hút nhiều du khách, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đến đây tham quan và nghiên cứu.
Cách tham quan Vườn Quốc gia Tràm Chim
Từ tháng Mười năm trước đến tháng Tư, tháng Năm năm sau là mùa cao điểm du lịch của Vườn Quốc gia Tràm Chim. Vào thời điểm này, du khách có dịp tận mắt chứng kiến cuộc sống của những loài chim; tham gia các hoạt động thú vị, đặc trưng của vùng sông nước như: chèo xuồng ba lá; giăng lưới, đặt lọp11, đặt trúm12, câu cá,... Vào mùa khô từ tháng Mười Hai đến tháng Năm âm lịch (khoảng tháng Một đến tháng Sáu dương lịch), du khách có thể chiêm ngưỡng vũ điệu tuyệt vời của sếu đầu đỏ. Sau hành trình khám phá Tràm Chim, du khách sẽ được thưởng thức các món ngon dân dã, mang hương vị đồng quê như: cá lóc nướng trui, cá kho bông súng, lẩu cua đồng,... và mua những món quà lưu niệm đặc trưng của Đồng Tháp như: sữa hạt sen, mật ong hương tràm,...
Hằng năm, hàng ngàn lượt khách từ khắp nơi về với Tràm Chim, trong đó du khách quốc tế chiếm khoảng 30%. Nếu đến đây, bạn sẽ có cơ hội sống trong một khung cảnh yên bình, tĩnh lặng, ngắm nhìn những đàn sếu bay về vùng đất trũng Đồng Tháp Mười mênh mông trời nước.
(Nhóm biên soạn)
1 Sếu đầu đỏ: còn gọi là “sếu cổ trụi”, là một phân loài của Sếu sarus. Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền Nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới.
2 Ô tác: loài chim thuộc bộ sếu, chân có màu vàng nâu, đỉnh đầu màu đen nâu nhạt, mặt màu hung vàng, lưng, vai và các lông cánh thứ cấp đen nâu nhạt, hai bên sườn có vằn đen.
3 Điềng điễng: còn gọi là điêng điểng, một loài chim cổ dài, mỏ dài, thẳng, đuôi dài và chân có màng.
4 Già đẫy nhỏ: còn gọi là già đẫy Java (Gia-va), một loài chim thuộc họ hạc, cổ và đầu hói, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới.
5 Rồng rộc vàng: loài chim có kích thước trung bình trong nhóm rồng rộc (khoảng 15 cm). Vào mùa sinh sản, chim trống có đầu và thân dưới màu vàng sáng nổi bật, mặt và cổ họng đen, có sọc vàng trên cánh và lưng đen. Chim mái có bộ lông phần lớn màu nâu ấm và lông bao đuôi dưới nhạt màu hơn, mặt đốm đen và cánh có sọc đốm đen.
6 Le khoang cổ: loài chim nước nhỏ nhất trên thế giới, bộ lông thường có màu trắng, mỏ ngắn, trông giống ngỗng.
7 Nhát hoa: các loài chim chân ngắn, mỏ dài và có hình dáng tương tự như dẽ giun nhưng bộ lông có màu tươi hơn.
8 Gà lôi nước: có lông lưng, bụng và đuôi màu đen, đầu và hai bên hông màu trắng, có thể vừa bơi vừa bay.
9 Cỏ năng: loại cỏ mọc hoang trên những cánh đồng ngập nước, có thể dùng như rau ăn sống hoặc chế biến thành món ăn.
10 Lúa ma: còn gọi là lúa cỏ hay lúa dại, thường mọc hoang ven sông, rạch.
11 Lọp (phương ngữ): dụng cụ nhử bắt cá, đan bằng tre, có hom, để mồi bên trong rồi đặt dưới nước.
12 Trúm: đồ đan bằng tre, hình ống, hai đầu có hom, dùng để bắt lươn.
Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản trên không có tác dụng gì?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây