Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Phố cổ Hội An SVIP
1. Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là một đô thị nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây lưu giữ được gần như nguyên vẹn những công trình kiến trúc cổ như: nhà cổ, hội quán của người Hoa, chùa Cầu,...
a) Nhà cổ
- Được xây dựng từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX.
- Phổ biến là nhà một tầng hoặc hai tầng.
- Đặc điểm: chiều ngang hẹp, chiều sâu tương đối dài.
- Kiến trúc gồm: nơi buôn bán, nơi sinh hoạt và nơi thờ tự.
b) Hội quán của người Hoa
- Là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi thờ các vị thần của người Hoa.
- Được xây dựng trên nền đất rộng, cao ráo, quay mặt về hướng nam và mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa.
- Các hội quán tiêu biểu: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam,...
c) Chùa Cầu
- Tương truyền do thương nhân Nhật Bản ở Hội An xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.
- Được làm bằng gỗ, hình vòng cung, mái lợp ngói âm dương, hai bên đều có hành lang do du khách dừng chân ngắm cảnh,...
- Được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia năm 1990.
Truyền thuyết về chùa Cầu
Chùa Cầu gắn liền với con thuỷ quái trong truyền thuyết của Nhật Bản, có đầu nằm ở Ấn Độ, lưng vắt qua khe nước ở Hội An và đuôi ở tận Nhật Bản. Mỗi khi nó cựa mình thì động đất, lũ lụt,... lại xảy ra.
Để hạn chế sức mạnh của thuỷ quái, người Nhật Bản ở Hội An đã xây dựng ngôi chùa trên cầu như một thanh kiếm chắn ngang lưng thuỷ quái, ngăn không cho nó cựa mình. Từ đó, cuộc sống của người dân ba quốc gia được yên bình.
(Theo Tài liệu của Trung tâm Quản lí Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An)
2. Bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An
Hội An với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo như "Đêm phố cổ", "Lễ hội đèn lồng",... kết hợp các hoạt động văn hoá truyền thống khác nên đã thu hút đông đảo lượng du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.
Để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An, nhiều hoạt động được tiến hành thường xuyên như:
- Tổ chức các lễ hội văn hoá mang đậm nét đặc sắc của địa phương.
- Du lịch kết hợp bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn, tu bổ, phục dựng các di tích.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây