Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 23 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
MÙA XUÂN NHO NHỎ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện(1) Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng Lộc(2) giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao...
Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót. Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nhỏ nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai - Nam bình(3) Nước non ngàn dặm mình Nhịp phách tiền(4) đất Huế. 11 - 1980 Thanh Hải, trong thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987) |
Chú thích:
Thanh Hải (1930 - 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.
(1) Chiền chiện: loài chim nhỏ hơn chim sẻ, thường ở ruộng hay bãi quang đãng, khi hót bay vút lên cao nên tiếng hót vang xa.
(2) Lộc: chồi non. Ở đây hiểu theo nghĩa rộng là nhành non, cây non.
(3) Nam ai, Nam bình: hai điệu ca Huế. Điệu Nam ai giải điệu buồn thương còn Nam bình thì dịu dàng, trìu mến.
(4) Phách tiền: phách là nhạc khí để gõ nhịp, làm bằng hai miếng tre hoặc gỗ cứng; phách tiền là phách có đính thêm cọc tiền đồng.
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Văn bản Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào thời gian nào?
Tác giả của văn bản Mùa xuân nho nhỏ là ai?
Nội dung chính của văn bản Mùa xuân nho nhỏ là gì?
Thể thơ của văn bản Mùa xuân nho nhỏ là gì?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản Mùa xuân nho nhỏ là gì?
Nội dung chính của khổ thơ: "Mọc giữa dòng sông xanh... Tôi đưa tay tôi hứng." là gì?
Những hình ảnh thơ nào được xuất hiện trong đoạn thơ: "Mọc giữa dòng sông xanh... Tôi đưa tay tôi hứng."? (chọn nhiều đáp án đúng)
Trước mùa xuân thiên nhiên, tác giả thể hiện cảm xúc gì?
Tác giả đã khắc họa mùa xuân của đất nước qua những hình ảnh nào? (chọn nhiều đáp án đúng)
VIẾNG LĂNG BÁC Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa(1) dâng bảy mươi chín mùa xuân(2)...
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu(3) chốn này. 4 - 1976 (Viễn Phương, trong Thơ Việt Nam 1945 - 1985) |
Chú thích:
(*) Viễn Phương (1928 - 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978).
(1) Tràng hoa: kết thành chuỗi dài, hoặc thành vòng tròn (phân biệt với tràng hoa theo nghĩa khác: bộ phận bên trong đài hoa, gồm nhiều cánh hoa).
(2) Bảy mươi chín mùa xuân: Bác Hồ qua đời ngày 2 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi. Trong Di chúc, Bác viết: "Nay tôi đã ngoài bảy mươi xuân...".
(3) Trung hiếu: hai phẩm chất quan trọng trong đạo đức của con người. Dưới xã hội phong kiến, kẻ làm tôi phải trung thành với vua, với chủ; con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Ngày nay, trung và hiếu còn được vận dụng vào những giá trị đạo đức mới rộng lớn hơn, ví dụ: "Trung với nước, hiếu với dân".
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Văn bản Viếng lăng Bác được sáng tác vào thời gian nào?
Tác giả của văn bản Viếng lăng Bác là ai?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Nội dung chính của đoạn thơ: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác... Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng." là gì?
Nội dung chính của đoạn thơ: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... Mà sao nghe nhói ở trong tim." là gì?
Nội dung chính của đoạn thơ: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt... Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này." là gì?
Câu thơ nào thể hiện trực tiếp niềm xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác?
Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.
Sưu tầm
Em hãy đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi.
Đoạn văn trên phù hợp với nội dung của đề văn nghị luận nào?
Đoạn văn trên được trình bày theo trình tự nào?
Cho đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. Viếng lăng Bác |
Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối.