Bài học cùng chủ đề
- Bài đọc 1: Ông Yết Kiêu
- Bài viết 1: Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích
- Tự đọc sách báo
- Bài đọc 2: Nhà bác học của đồng ruộng
- Luyện từ và câu: Câu chủ đề của đoạn văn
- Phiếu bài tập tuần 14
- Bài 3: Ba nàng công chúa
- Bài viết 2: Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích
- Bài đọc 4: Tôn vinh sáng tạo
- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn
- Phiếu bài tập tuần 15
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 15 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Vương Hi Chi ăn mực
Thời Đông Tấn có một nhà thư pháp vô cùng nổi tiếng là Vương Hi Chi; ngay từ nhỏ ông đã rất đam mê với bộ môn nghệ thuật này. Ngày nào ông cũng luyện viết chữ, nhờ vào sự kiên trì rèn luyện, trình độ thư pháp của ông tiến bộ rất nhanh. Ông đã dùng hết không biết bao nhiêu lọ mực, viết nát không biết bao nhiêu cây bút lông. Hàng ngày sau khi luyện thư pháp xong, ông lại mang bút ra ao rửa; lâu ngày nước trong ao biến thành màu đen, mọi người gọi đó là “ao mực”.
Một lần, ông ngồi trong thư phòng tập trung luyện chữ đến nỗi quên cả ăn cơm. Mẹ phải nhờ người hầu đưa cơm đến cho ông. Cơm hôm đó có bánh bao và tỏi nghiền, món mà ông thích nhất.
Thì ra do vừa ăn vừa viết chữ, nên ông đã nhầm nghiên mực với bát tỏi nghiền, cứ thế chấm bánh bao ăn, khiến mồm đen ngòm.
Mãi đến khi thấy mẹ cười, ông mới giật mình nhận ra. Vương Hi Chi nhầm mực với tỏi nghiền! Ông cười phá lên, nhưng ông không hề xấu hổ, trái lại, cảm thấy rất vui và thú vị với sự nhầm lẫn của mình.
Một lần, người vợ vì lo lắng cho sức khỏe của ông nên đã khuyên ông rằng:
- Chàng hãy giữ gìn sức khỏe! Chàng viết chữ đã rất đẹp rồi, sao còn phải khổ luyện như thế làm gì?
Vương Hi Chi từ tốn nói:
- Chữ của ta có thể đã được coi là đẹp, nhưng chủ yếu đều là học cách viết của các vị tiền bối. Ta muốn có cách viết của riêng mình, muốn vậy phải khổ luyện mới thành được.
Sau này, Vương Hi Chi trở thành một nhà thư pháp rất nổi tiếng, người đời dùng cụm từ “bồng bềnh như mây, rồng bay phượng múa” để miêu tả nét chữ của ông.
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Vương Hi Chi sống vào thời nào?
Ngay từ nhỏ, Vương Hi Chi đã đam mê bộ môn nào?
Chi tiết Ông đã dùng hết không biết bao nhiêu lọ mực, viết nát không biết bao nhiêu cây bút lông. cho thấy điều gì?
Chi tiết nào cho thấy Vương Hi Chi say mê luyện chữ đến nỗi không còn quan tâm đến xung quanh?
Vì sao Vương Hi Chi lại cảm thấy vui và thú vị khi ăn nhầm mực?
Vợ Vương Hi Chi khuyên ông điều gì?
Câu nói Chữ của ta có thể đã được coi là đẹp, nhưng chủ yếu đều là học cách viết của các vị tiền bối. cho thấy phẩm chất nào của Vương Hi Chi?
Người đời dùng cụm từ nào để miêu tả nét chữ của ông?
Bấm chọn câu chủ đề của đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
Nguyễn Thế Hội
Lam lũ nghĩa là gì?
Bấm chọn 3 tính từ có trong câu văn sau:
Vì trồng lâu năm nên cây uốn lượn chằng chịt, gốc nào gốc nấy to bằng bắp chân người.
Điền s hoặc x vào chỗ trống cho phù hợp.
- xó ỉnh
- ua đuổi
- sắc ảo
- sơ uất
Xếp các tính từ sau vào nhóm phù hợp:
- dũng cảm
- gan dạ
- tròn xoe
- dài
- ngắn
- cong
- xấu
- hẹp
- rộng
- thẳng
- tốt
- vuông vắn
Tính từ chỉ phẩm chất
Tính từ chỉ kích thước
Tính từ chỉ hình dáng
Bấm chọn câu chủ đề của đoạn văn sau:
Bà vừa vớt bánh chưng vừa nướng chả trên đống than đỏ rực. Mẹ bận gói giò tai – món khoái khẩu của bố. Chị hái những nắm mùi già đun một nồi nước tắm tất niên thật to. Sóc quanh quẩn dọn dẹp, thỉnh thoảng lại chạy ra đảo giúp mẹ mẻ mứt gừng, mứt bí. Bố từ đơn vị về mang theo một cành đào. Cành đào nhỏ thôi nhưng chứa đựng cả mùa xuân của núi rừng Tây Bắc. Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi.
Từ nào là tính từ?