Bài học cùng chủ đề
- Bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
- Bài 26: Trí tưởng tượng phong phú
- Phiếu bài tập cuối tuần 14
- Bài 27: Tranh làng Hồ
- Bài 28: Tập hát quan họ
- Phiếu bài tập cuối tuần 15
- Bài 29: Phim hoạt hình Chú ốc sên bay
- Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê
- Phiếu bài tập cuối tuần 16
- Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo
- Bài 32: Sự tích chú Tễu
- Phiếu bài tập cuối tuần 17
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối tuần 17 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc bài và trả lời các câu hỏi.
NGHĨA THẦY TRÒ
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm, ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:
- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:
- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
(Theo Hà Ân)
Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy từ sáng sớm để làm gì?
Cụ giáo Chu được miêu tả như thế nào?
Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy món quà gì?
Cụ giáo Chu xưng hô với học trò như thế nào?
Cụ giáo Chu dẫn các học trò đi đâu?
Ngôi nhà của cụ đồ già được miêu tả như thế nào?
Hành động "chắp tay cung kính vái" cho thấy điều gì về cụ giáo Chu?
Vì sao cụ giáo Chu phải nói to khi chào cụ đồ già?
Bài học nào được rút ra từ bài đọc?
Từ nào trong câu "Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ." là kết từ?
Chọn kết từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Chú chim sâu vui cùng vườn cây các loài chim bạn. Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng, biết nở cuối đông báo trước mùa xuân tới.
(Nguyễn Kiên)
Chọn kết từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Thảo Vy là một cô bé thông minh khéo léo.
Kết từ "nhưng" trong trường hợp sau biểu thị quan hệ gì?
Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.
(Đào Vũ)
Từ nào trong trường hợp sau là đại từ?
Sáng sớm, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.
(Kim Viên)
Từ "chạy" trong trường hợp sau là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.
(Bùi Hiển)