Bài học cùng chủ đề
- Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên
- Phép nhân hai số nguyên khác dấu
- Phép nhân hai số nguyên cùng dấu
- Tính chất của phép nhân các số nguyên
- Phép chia hết
- Ước và bội
- Phép nhân số nguyên
- Tìm số nguyên chưa biết
- Bài toán ứng dụng phép nhân số nguyên
- Phép chia hết hai số nguyên
- Ước và bội số nguyên
- Tìm số chưa biết trong phép chia hết hai số nguyên
- Bài toán thực tế ứng dụng phép chia hết hai số nguyên - Toán 6 CTST (LT)
- Phiếu bài tập: Phép nhân, phép chia số nguyên
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên SVIP
1. Nhân hai số nguyên khác dấu
Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
- Tích của hai số nguyên khác dấu luôn luôn là một số nguyên âm.
- Khi nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân số dương với số đối của số âm rồi thêm dấu (\(-\)) trước kết quả nhận được.
Chú ý: Cho hai số nguyên dương \(a\) và \(b\), ta có:
\(\left(+a\right).\left(-b\right)=-a.b\)
\(\left(-a\right).\left(+b\right)=-a.b\)
Ví dụ:
a) \(3.\left(-2\right)=-\left(3.2\right)=-6\);
b) \(\left(-7\right).9=-\left(7.9\right)=-63\);
c) \(\left(-3\right).\left(+20\right)=-\left(3.20\right)=-60\);
d) \(\left(+3\right).\left(-20\right)=-\left(3.20\right)=-60\).
2. Nhân hai số nguyên cùng dấu
a) Nhân hai số nguyên dương
Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.
b) Nhân hai số nguyên âm
Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu
- Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên.
- Khi nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai số đối của chúng.
Chú ý:
- Cho hai số nguyên dương \(a\) và \(b\), ta có: \(\left(-a\right).\left(-b\right)=\left(+a\right).\left(+b\right)=a.b\).
- Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn luôn là một số nguyên dương.
Ví dụ: \(\left(-3\right).\left(-20\right)=3.20=60\).
3. Tính chất của phép nhân các số nguyên
Phép nhân các số nguyên có các tính chất:
- Giao hoán: \(a.b=b.a\);
- Kết hợp: \(\left(a.b\right).c=a.\left(b.c\right)\);
- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(a\left(b+c\right)=ab+ac\);
Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ: \(a\left(b-c\right)=ab-ac\).
Ví dụ: Tính một cách hợp lí:
a) \(\left(-7\right).4.\left(-5\right)\);
b) \(\left(-8\right).4+\left(-8\right).6\);
c) \(\left(-411\right).92.0\).
Giải
a) \(\left(-7\right).4.\left(-5\right)=\left(-7\right).\left[4.\left(-5\right)\right]=\left(-7\right).\left(-20\right)=140\).
b) \(\left(-8\right).4+\left(-8\right).6=\left(-8\right).\left(4+6\right)=\left(-8\right).10=-80\).
c) \(\left(-411\right).92.0=0\).
4. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên
Cho \(a,b\inℤ\) và \(b\ne0\). Nếu có số nguyên \(q\) sao cho \(a=bq\) thì
- Ta nói \(a\) chia hết cho \(b\), kí hiệu là \(a⋮b\).
- Trong phép chia hết, dấu của thương hai số nguyên cũng giống như dấu của tích.
Ta gọi \(q\) là thương của phép chia \(a\) cho \(b\), kí hiệu là \(a:b=q\).
Ví dụ:
\(-15=5.\left(-3\right)\) nên ta nói:
\(-15\) chia hết cho \(-3\).
\(-15:\left(-3\right)=5\).
\(5\) là thương của phép chia \(-15\) cho \(-3\).
5. Bội và ước của một số nguyên
Cho \(a,b\inℤ\). Nếu \(a⋮b\) thì ta nói \(a\) là bội của \(b\) và \(b\) là ước của \(a\).
Nếu \(c\) vừa là ước của \(a\), vừa là ước của \(b\) thì \(c\) được gọi là ước chung của \(a\) và \(b\).
Ta kí hiệu tập hợp các ước chung của hai số nguyên \(a,b\) là ƯC\(\left(a,b\right)\).
Ví dụ: \(\left(-15\right)⋮\left(-3\right)\) nên ta nói \(-15\) là bội của \(-3\) và \(-3\) là ước của \(-15\).
Ví dụ:
\(-3\) là ước chung của \(-15\) và \(12\).
ƯC\(\left(-15,12\right)=\left\{-1;1;-3;3\right\}\).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây