Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phản ứng hóa học SVIP
I. BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
Biến đổi vật lí là quá trình không làm thay đổi bản chất của chất ban đầu.
⚡ THÍ NGHIỆM (Biến đổi vật lí)
Cho nước đá vào cốc thủy tinh và đặt nhiệt kế vào trong cốc. Sau đó đun nóng cốc bằng đèn cồn và theo dõi sự thay đổi trạng thái của nước cùng với nhiệt độ tương ứng
Câu hỏi:
@205854947392@
Biến đổi hoá học là quá trình tạo ra chất mới từ chất ban đầu.
⚡ THÍ NGHIỆM (Biến đổi hóa học)
- Chuẩn bị 2 ống nghiệm chứa hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
- Đun nóng đáy ống nghiệm thứ hai khoảng 30 giây rồi để nguội.
- Cho hỗn hợp trong hai ống nghiệm vào bát sứ rồi dùng nam châm để kiểm tra.
Câu hỏi:
@205854949749@
II. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Khái niệm
Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất ban đầu (chất phản ứng) thành chất mới (chất sản phẩm).
- Phản ứng hoá học dạng chữ:
Tên các chất phản ứng → Tên các chất sản phẩm
Ví dụ:
Iron + Sulfur → Iron(II) sulfide
- Trong phản ứng hoá học, lượng chất ban đầu giảm, chất mới tăng. Phản ứng kết thúc khi một chất tham gia đã dùng hết.
Câu hỏi:
@205855498327@
2. Diễn biến phản ứng hoá học
Khi phản ứng xảy ra, liên kết trong chất cũ bị phá vỡ, liên kết mới được hình thành tạo nên chất khác.
Ví dụ: Phản ứng hóa học giữa hydrogen và oxygen tạo thành nước
3. Hiện tượng kèm theo các phản ứng hoá học
Một số dấu hiệu nhận biết phản ứng hoá học đã xảy ra là thay đổi màu, tạo khí, kết tủa, toả nhiệt hoặc phát sáng.
⚡ THÍ NGHIỆM
- Nhỏ dung dịch hydrochloric acid (HCl) vào ống nghiệm chứa kẽm (Zn).
- Nhỏ dung dịch barium chloride (BaCl2) vào ống nghiệm chứa sulfuric acid (H2SO4).
- Nhỏ dung dịch sodium hydroxide (NaOH) vào ống nghiệm chứa copper(II) sulfate (CuSO4).
Câu hỏi:
@205855500696@
III. NĂNG LƯỢNG CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt
- Phản ứng có khả năng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ra ngoài môi trường được gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
- Phản ứng có khả năng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt từ môi trường gọi là phản ứng thu nhiệt.
Ví dụ: Than củi cháy tỏa nhiều nhiệt làm không khí nóng hơn nên đây là phản ứng toả nhiệt.
Ví dụ: Khi cho viên C sủi vào nước, nhiệt độ dung dịch giảm nên đây là phản ứng thu nhiệt.
Câu hỏi:
@203538118343@
2. Ứng dụng của phản ứng toả nhiệt
Phản ứng toả nhiệt cung cấp năng lượng cho hoạt động sống, sản xuất và vận hành máy móc.
Ví dụ: Đốt củi, than hoặc gas khi nấu ăn, sưởi ấm là phản ứng tỏa nhiệt giúp cung cấp năng lượng nhiệt cho sinh hoạt.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây