Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (8 điểm) SVIP
Sau khi thống kê độ dài (đơn vị: centimét) của $60$ lá dương xỉ trưởng thành, người ta có bảng tần số ghép nhóm như sau:
Nhóm | $[10; 20)$ | $[20; 30)$ | $[30; 40)$ | $[40; 50)$ | Tổng |
Tần số | $8$ | $18$ | $24$ | $10$ | $60$ |
a) Tìm tần số tương đối của mỗi nhóm đó.
b) Lập bảng tần số tương đối ghép nhóm của mẫu số liệu ghép nhóm đó.
c) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm ở dạng biểu đồ cột của mẫu số liệu ghép nhóm đó.
Hướng dẫn giải:
a) Tần số tương đối của các nhóm $[10; 20)$, $[20; 30)$, $[30; 40)$, $[40; 50)$ lần lượt là:
$f_1 = \dfrac{8.100}{60} \% \approx 13,33\%$;
$f_2 = \dfrac{18.100}{60} \% = 30\%$;
$ f_3 = \dfrac{24 .100}{60} \% = 40\%$;
$ f_4 = \dfrac{10.100}{60} \% \approx 16,67\%.$
b) Bảng tần số tương đối ghép nhóm của mẫu số liệu ghép nhóm.
Nhóm | $[10; 20)$ | $[20; 30)$ | $[30; 40)$ | $[40; 50)$ | Tổng |
Tần số (%) | $13,33\%$ | $30\%$ | $40\%$ | $16,67\%$ | $100\%$ |
c) Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm ở dạng biểu đồ cột của mẫu số liệu ghép nhóm.
Một túi đựng $4$ viên bi có cùng khối lượng và kích thước, được đánh số $1;\,2;\,3;\,4$. Lấy ngẫu nhiên lần lượt $2$ viên bi từ túi đó, viên bi lấy ra lần đầu không trả lại vào túi.
a) Mô tả không gian mẫu của phép thử.
b) Tính xác suất để lấy được $2$ viên bi mà tổng hai số trên hai viên bi đó là số lẻ.
Hướng dẫn giải:
a) Không gian mẫu của phép thử là:
$\Omega =\{ (1,2);(1,3);(1,4);(2,1);(2,3);(2,4);(3,1);(3,2);(3,4);(4,1);(4,2);(4,3) \}$
b) Xác suất để lấy được $2$ viên bi mà tổng hai số trên hai viên bi đó là số lẻ.
Số các kết quả có thể xảy ra (số phần tử của không gian mẫu) là $n(\Omega)=12$.
Gọi $A$ là biến cố “Lấy được $2$ viên bi mà tổng hai số trên hai viên bi đó là số lẻ”.
Số kết quả thuận lợi của biến cố $A$ là $n(A)=8$.
Xác suất của biến cố A là $P(A)=\dfrac{n(A)}{n(\Omega)}=\dfrac{8}{12}=\dfrac{2}{3}$.
Cho đường tròn $(O;R)$ có hai đường kính $AB$ và $CD$ vuông góc tại $O$. Gọi $I$ là trung điểm của $OB$. Tia $CI$ cắt đường tròn $(O;R)$ tại $E$. Gọi $H$ là giao điểm của $AE$ và $CD$.
a) Chứng minh bốn điểm $O$, $I$, $E$, $D$ cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh: $AH.AE=2R^2$ và $OA=3.OH$.
c) Gọi $K$ là hình chiếu của $O$ trên $BD$, $Q$ là giao điểm của $AD$ và $BE$. Chứng minh: $Q,\,K,\,I$ thẳng hàng.
Hướng dẫn giải:
a) Chứng minh bốn điểm $O$, $I$, $E$, $D$ cùng thuộc một đường tròn.
Gọi $J$ là trung điểm của $ID$
+) $AB \bot CD$ tại $O$, mà $I \in OB$
Suy ra $\widehat{IOD}=90^\circ \Rightarrow \Delta IOD$ vuông tại $O$,
từ đó suy ra $JO=JI=JD$ (1)
Ta có $\widehat{IED}=90^\circ$ (do là góc nội tiếp chắn cung $CD$) $\Rightarrow \Delta IED$ vuông tại $E$, suy ra $JI = JE = JD$ (2)
+) Từ (1) và (2) suy ra $O, I, E, D$ cùng thuộc một đường tròn
b) Chứng minh: $AH.AE=2R^2$ và $OA=3.OH$.
Ta có: $\Delta AHO \sim \Delta ABE$ (g.g)
Suy ra: $AH. AE=AO. AB=R. 2R=2R^2$
Suy ra: $\dfrac{OA}{OH}=\dfrac{AE}{BE}$
Mà $EI$ là tia phân giác của góc $AEB$ nên:
$\dfrac{AE}{BE}=\dfrac{AI}{IB}=\dfrac{\dfrac{3}{2}R}{\dfrac{1}{2}R}=3$
Suy ra: $\dfrac{OA}{OH}=3$, do đó $OA=3.OH$
c) Gọi $K$ là hình chiếu của $O$ trên $BD$, $Q$ là giao điểm của $AD$ và $BE$. Chứng minh: $Q,\,K,\,I$ thẳng hàng.
Theo ý b) $OA=3.OH$ mà $OA=OD$ nên $OD=3OH$ suy ra $HD=\dfrac{2}{3}OD$
Suy ra $H$ là trọng tâm $\Delta ABD$ (1)
+) Xét tam giác $OBD$ cân tại $O$ có $OK\bot BD$ nên $K$ cũng là trung điểm của $BD$. (2)
Từ (1) và (2) suy ra $A,\,H,\,K,\,E$ thẳng hàng
Suy ra: $A,\,H,\,K,\,E$ thẳng hàng
+) Xét tam giác $ABQ$ có $BD$ và $AE$ là các đường cao và $K \in BD$, $K\in AE$. Suy ra $K$ là trực tâm của $\Delta ABQ$.
Suy ra: $KQ$ vuông góc $AB$ (*)
+) Xét tam giác $OBD$ có $IK$ là đường trung bình của tam giác nên $IK\bot AB$ (góc đồng vị) (**)
Từ (*) và (**) suy ra: $Q,\,K,\,I$ thẳng hàng