Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (7 điểm) SVIP
Thực hiện phép tính một cách hợp lí (nếu có thể):
a) $\dfrac{5}{9}-{{\Big(\dfrac{1}{3} \Big)}^{2}}$
b)$\dfrac{1}{5}. \dfrac{-3}{2}+\dfrac{-17}{2}. \dfrac{1}{5}$
c) $1+\Big(\dfrac{-2}{5}+\dfrac{11}{13} \Big)-\Big(\dfrac{3}{5}-\dfrac{2}{13} \Big)$
Hướng dẫn giải:
a) $\dfrac{5}{9}-{{\Big(\dfrac{1}{3} \Big)}^{2}}=\dfrac{5}{9}-\dfrac{1}{9}=\dfrac{4}{9}$
b) $\dfrac{1}{5}. \dfrac{-3}{2}+\dfrac{-17}{2}. \dfrac{1}{5}$
$=\dfrac{1}{5}.\Big(\dfrac{-3}{2}+\dfrac{-17}{2}\Big )$
$=\dfrac{1}{5}.(-10)=-2$
c) $1+\Big(\dfrac{-2}{5}+\dfrac{11}{13} \Big)-\Big(\dfrac{3}{5}-\dfrac{2}{13}\Big)$
$=1+\dfrac{-2}{5}+\dfrac{11}{13}-\dfrac{3}{5}+\dfrac{2}{13}$
$=1+\Big(\dfrac{-2}{5}-\dfrac{3}{5} \Big)+\Big(\dfrac{11}{13}+\dfrac{2}{13}\Big )$
$=1+(-1)+1=1$
Tìm $x$, biết:
a) $x+\dfrac{5}{6}=\dfrac{4}{3}$
b) $x:2^4=8^3$
c)$\dfrac{13}{4}.\Big(\dfrac{5}{52}-x \Big)=\dfrac{1}{4}$
Hướng dẫn giải:
a) $x+\dfrac{5}{6}=\dfrac{4}{3}$
$x=\dfrac{4}{3}-\dfrac{5}{6}=\dfrac{8}{6}-\dfrac{5}{6}$
$x=\dfrac{3}{6}=\dfrac{1}{2}$
b) $x:2^4=8^3$
$x:2^4=(2^3)^3$
$x:2^4=2^9$
$x=2^9.2^4=2^{13}$
c) $\dfrac{13}{4}.\Big(\dfrac{5}{52}-x \Big)=\dfrac{1}{4}$
$\dfrac{5}{52}-x=\dfrac{1}{4}:\dfrac{13}{4}$
$\dfrac{5}{52}-x=\dfrac{1}{13}$
$x=\dfrac{5}{52}-\dfrac{1}{13}$
$x=\dfrac{1}{52}$
a) Tính thể tích của hình hộp chữ nhật có kích thước dưới đây.
b) Tính thể tích và diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác vuông dưới đây.
Hướng dẫn giải:
a) Tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
Thể tích của hình hộp chữ nhật là: $5.4.3=60$ (cm3)
b) Tính thể tích và diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác vuông.
Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác là: $\dfrac{3.4}{2}.5=30$ (cm3)
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác là:
$(3 + 4 + 5).5 = 60$ (cm2)
Một bể bơi có chiều dài $12$ m, chiều rộng $5$ m và sâu $2,75$ m. Hỏi người thợ phải dùng bao nhiêu viên gạch men để lát đáy và xung quanh thành bể đó? Biết rằng mỗi viên gạch có chiều dài $25$ cm, chiều rộng $20$ cm và diện tích mạch vữa lát không đáng kể
Hướng dẫn giải:
Diện tích xung quanh của bể bơi là:
$S = (12 + 5). 2. 2,75 = 34 . 2,75 = 93,5$ (m2)
Diện tích mặt đáy của bể bơi là:
Tổng diện tích xung quanh và một mặt đáy của bể bơi là:
$S = 93,5 + 60 = 153,5$ (m2)
Diện tích một viên gạch men là:
Đổi: $500$ cm2 $= 0,05$ m2.
Số viên gạch men cần dùng là: $153,5:0,05=3\,070$ (viên)
Vậy người thợ phải dùng $3\,070$ viên gạch men hình chữ nhật để lát đáy và xung quanh thành bể đó.
Học kì I, số học sinh giỏi của lớp 7A bằng $\dfrac{2}{7}$ số học sinh còn lại. Sang học kì II, số học sinh giỏi tăng thêm $8$ bạn (số học sinh cả lớp không đổi) nên số học sinh giỏi bằng $\dfrac{2}{3}$ số còn lại. Hỏi học kì I, lớp 7A có bao nhiêu học sinh giỏi?
Hướng dẫn giải:
Học kì I, số học sinh giỏi lớp 7A bằng $\dfrac{2}{7}$ số học sinh còn lại nên phân số chỉ số học sinh giỏi học kì I so với cả lớp là $\dfrac{2}{2+7}=\dfrac{2}{9}$ số học sinh lớp 7A.
Học kì II, số học sinh giỏi lớp 7A bằng $\dfrac{2}{3}$ số học sinh còn lại nên phân số chỉ số học sinh giỏi học kì I so với cả lớp là $\dfrac{2}{2+3}=\dfrac{2}{5}$ số học sinh lớp 7A.
Vì học kì II, số học sinh giỏi lớp 7A nhiều hơn học kì I là $8$ học sinh, nên ta có phân số tương ứng với $8$ học sinh là: $\dfrac{2}{5}-\dfrac{2}{7}=\dfrac{8}{45}$
Vậy, lớp 7A có số học sinh là: $8:\dfrac{8}{45}=45$ (học sinh)
Số học sinh giỏi học kì I là: $\dfrac{2}{9}.45=10$ (học sinh)
Lớp 7B cuối năm chỉ có $3$ loại học sinh là: giỏi, khá, trung bình (không có học sinh yếu, kém). Số học sinh trung bình chiếm $\dfrac{9}{16}$ số học sinh cả lớp. Số học sinh khá bằng $110\%$ số học sinh giỏi. Tính số học sinh mỗi loại biết lớp 7B có $48$ em.
Hướng dẫn giải:
Số học sinh trung bình là: $48.\dfrac{9}{16}=27$ (học sinh)
Số học sinh giỏi và khá là: $48-27=21$ (học sinh)
Số học sinh khá chiếm: $140\%:(140\%+100\%)=\dfrac{7}{12}$ (số học sinh giỏi và khá)
Số học sinh khá là: $24.\dfrac{7}{12}=14$ (học sinh)
Số học sinh giỏi là: $24-14=10$ (học sinh)