Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6.0 điểm) SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 7. (1.0 điểm) Tìm hai danh từ, hai động từ, hai tính từ trong bài thơ.
Câu 8. (1.0 điểm) Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương, đất nước?
Câu 9. (1.0 điểm) Từ bài thơ, em hãy nêu trách nhiệm của bản thân mình với quê hương, đất nước.
Bài đọc:
VIỆT NAM
(Trích)
Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sê xoài biếc, cam vàng,
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam!
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang,
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.
Trường Sơn: chí lớn ông cha,
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
Mặt người sáng ánh tự hào,
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do.
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.
Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha.
Lê Anh Xuân
Hướng dẫn giải:
Câu 7. HS tìm được danh từ, động từ, tính từ theo đúng số lượng mà đề bài yêu cầu.
Ví dụ:
- Danh từ: Việt Nam, dừa.
- Động từ: soi, gọi.
- Tính từ: nghiêng, thẳng.
Câu 8. Bài thơ thể hiện tình yêu, niềm tự hào của tác giả với quê hương, đất nước.
Câu 9. HS nêu được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
Ví dụ: Tích cực học tập, rèn luyện để mai này trở thành công dân có ích, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn tả một cảnh đẹp khiến em ấn tượng.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý | Điểm |
a. Hình thức: – Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. – Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn tả cảnh. – Bài viết ít gạch xoá. |
0.5 |
b. Nội dung: – Mở bài: Giới thiệu được cảnh sẽ miêu tả và nêu cảm nhận chung về cảnh. – Thân bài: Có thể chọn tả cảnh theo trình tự thời gian hay những điểm nổi bật của cảnh. – Kết bài: Thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết dành cho cảnh. * Lưu ý: Người viết nên sử dụng các từ ngữ, hình ảnh hay, biện pháp so sánh, nhân hóa để bài văn thêm hấp dẫn. |
3.0 |
c. Kĩ năng: – Viết đúng chính tả. – Dùng từ, đặt câu. |
2.5 |