Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6.0 điểm) SVIP
A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
Câu 7. Giải thích nghĩa của từ “chao liệng” trong câu “Kia những chiếc diều dơi, diều sáo,... trông mạnh mẽ chao liệng trên cao.”.
Câu 8. Nêu tác dụng của đại từ được in đậm trong câu sau:
– Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.
Câu 9. Viết một kết thúc khác cho câu chuyện trên.
Bài đọc:
KỈ NIỆM MÙA HÈ
Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc – chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.
Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo,... trông mạnh mẽ chao liệng trên cao.
Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “bụp”, mắt tôi tối sầm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận:
– Em... xin lỗi. Chị... chị có sao không?
Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt:
– Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này! Diều này!... Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc.
Bỗng tôi nghe có tiếng con gái:
– Này, bạn!
Thì ra là một đứa con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng:
– Gì?
– Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.
Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé:
– Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về.
Tôi ân hận nghĩ:
– Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.
(Theo Nguyễn Thị Liên)
Hướng dẫn giải:
Câu 7: Nghĩa của từ “chao liệng”: nghiêng cánh bay theo đường vòng.
Câu 8: Đại từ “thế”, tác dụng: được dùng để thay thế (thế cho hành động gắt gỏng, thô lỗ mà cô bé đã làm với em nhỏ).
Câu 9: HS viết kết thúc khác cho câu chuyện theo ý đồ cá nhân.
B. KIỂM TRA VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn tả phong cảnh quê hương em.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý | Điểm |
a. Hình thức: – Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. – Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn tả cảnh. – Bài viết ít gạch xoá. |
0.5 |
b. Nội dung: – Mở bài: Giới thiệu được cảnh sẽ miêu tả và nêu cảm nhận chung về cảnh. – Thân bài: Có thể chọn tả cảnh theo trình tự thời gian hay những điểm nổi bật của cảnh. – Kết bài: Thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết dành cho cảnh. * Lưu ý: Người viết nên sử dụng các từ ngữ, hình ảnh hay, biện pháp so sánh, nhân hóa để bài văn thêm hấp dẫn. |
3.0 |
c. Kĩ năng: – Viết đúng chính tả. – Dùng từ, đặt câu. |
2.5 |