Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6 điểm) SVIP
(1 điểm) Các phát biểu dưới đây về phản ứng hóa học đúng hay sai?
a) Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
b) Trong quá trình phản ứng, lượng các chất trong phản ứng không đổi.
c) Phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ khi tất cả các chất trong phản ứng đều hết.
d) Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố là không đổi.
Hướng dẫn giải:
a) Đúng.
b) Sai. Trong phản ứng hóa học, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần.
c) Sai. Phản ứng xảy ra hoàn toàn khi có ít nhất một trong các chất phản ứng hết.
d) Đúng.
(1 điểm) Viết các phương trình hóa học để hoàn thành chuỗi phản ứng sau.
Fe \(\underrightarrow{1}\) FeCl2 \(\underrightarrow{2}\) Fe(OH)2 \(\underrightarrow{3}\) FeSO4 \(\underrightarrow{4}\) MgSO4
Hướng dẫn giải:
(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(2) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
(3) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + H2O
(4) FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe
(0,5 điểm) Tại sao vào mùa hè thực phẩm dễ bị ôi thiu hơn mùa đông và khi cho thức ăn vào tủ lạnh giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn?
Hướng dẫn giải:
- Vào mùa hè, nhiệt độ cao hơn mùa đông nên các phản ứng phân hủy các chất trong thực phẩm diễn ra nhanh hơn → dễ bị ôi thiu hơn.
- Trong tủ lạnh nhiệt độ thấp → giảm tốc độ phản ứng phân hủy → bảo quản thực phẩm tốt hơn.
(0,5 điểm) Hỗn hợp khí A gồm a mol SO2 và 5a mol không khí. Nung nóng hỗn hợp A với V2O5 xúc tác thu được hỗn hợp khí B. Biết rằng tỉ khối hơi của A so với B bằng 0,93. Tính hiệu suất phản ứng. Giả thiết không khí có chứa 80% thể tích là N2 và 20% thể tích là O2.
Hướng dẫn giải:
Ta có: \(n_{N_2}=4a\) (mol), \(n_{O_2}=a\) (mol).
⇒ Hiệu suất tính theo SO2.
Gọi x là số mol SO2 phản ứng, ta có:
|
2SO2 |
+ |
O2 |
⇌ |
2SO3 |
|
Ban đầu |
a |
|
a |
|
|
(mol) |
Phản ứng |
x |
|
0,5x |
|
x |
(mol) |
Sau phản ứng |
a – x |
|
a – 0,5x |
|
x |
(mol) |
nA = 6a (mol).
nB = 4a + a – x + a – 0,5x + x = 6a – 0,5x (mol).
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, suy ra mA = mB.
Tỉ khối của A so với B bằng 0,93, ta có
dA/B = \(\dfrac{M_A}{M_B}=\dfrac{n_B}{n_A}=\dfrac{6a-0,5x}{6a}=0,93\)
⇒ Hiệu suất phản ứng H = 84%.
(1 điểm) Tính khối lượng của 2 lít nước và 3 lít dầu hỏa, biết khối lượng riêng của nước và dầu hỏa lần lượt là: 1 000 kg/m3 và 800 kg/m2.
Hướng dẫn giải:
Tóm tắt
Vnước = 2 lít = 0,002 m3
Vdầu hỏa = 3 lít = 0,003m3
Dnước = 1 000 kg/m3
Ddầu hỏa = 800 kg/m3
mnước = ?; mdầu hỏa = ?
Giải:
Khối lượng của 2 lít nước: m = D.V = 1 000.0,002 = 2 kg.
Khối lượng của 3 lít dầu hỏa: m = D.V = 800.0,003 = 2,4 kg.
( 1 điểm) Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đó đồng thời vào hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính bằng công thức:
F1 = d. V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng).
Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.
Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.
(1 điểm) Tay chân của con người hoạt động như các đòn bẩy. Các xương tay, xương chân là đòn bẩy, các khớp xương là điểm tựa, còn các cơ bắp tạo nên lực.
Để nâng một vật nặng 20 N, cơ bắp phải tác dụng một lực tới 160 N. Tuy nhiên cơ bắp chỉ cần co lại 1 cm cũng đã nâng vật lên một đoạn 8 cm rồi. Người ta nói rằng, tuy không được lợi về lực nhưng dùng đòn bẩy này lại được lợi về đường đi.
Hãy suy nghĩ về cách cử động của chân, tay… và tìm hiểu xem có những đòn bẩy nào trong cơ thể em.
Hướng dẫn giải:
Các xương ngón tay, ngón chân, bàn tay (hoặc bàn chân), cánh tay (hoặc đùi) … có thể còn rất nhiều đòn bẩy trong cơ thể em
– Các khớp ngón tay, ngòn chân, khớp bàn tay, bàn chân; khớp khuỷu tay, khuỷu chân, khớp vai, khớp háng…là điểm tựa
– Các vật nào đó tì vào ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…là lực tác dụng của vật lên đòn bẩy
– Các cơ bắp làm cho ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…chuyển động tạo nên lực tác dụng của người.