Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6 điểm) SVIP
a. (0,5 điểm) Hạt tải điện trong chất điện phân là hạt nào? Nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
b. (1 điểm) Phát biểu, viết biểu thức của các định luật Faraday.
Hướng dẫn giải:
a. Hạt tải điện trong chất điện phân là các ion dương, ion âm.
Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
b. Định luật Fa-ra-đây thứ nhất:
Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.
\(m=k.q\)
k gọi là đương lượng hoá học của chất được giải phóng ở điện cực.
Định luật Fa-ra-đây thứ hai:
Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam \(\dfrac{A}{n}\) của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{F}\), trong đó \(F\) gọi là số Fa-ra-đây.
\(m=\dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}.It\)
m là khối lượng chất được giải phóng ở điện cực, tính bằng gam.
Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 6 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 1,5 Ω. Mắc vào hai đầu đoạn mạch một nguồn điện có suất điện động 15 V và điện trở trong bằng 0,5 Ω.
Hãy:
a. (0,5 điểm) Tính điện trở tương đương của mạch ngoài.
b. (0,5 điểm) Tìm cường độ dòng điện qua mạch chính.
c. (0,5 điểm) Tính cường độ dòng điện qua R1.
d. (0,5 điểm) Tính hiệu suất hoạt động của nguồn điện.
Hướng dẫn giải:
a. \(R_{12}=\dfrac{R_1.R_2}{R_1+R_2}=\dfrac{6.6}{6+6}=3\Omega\)
Điện trở tương đương của mạch ngoài:
\(R_N=R_{12}+R_3=3+1,5=4,5\Omega\)
b. Cường độ dòng điện qua mạch chính:
\(I=\dfrac{E}{R_N+r}=\dfrac{1,5}{4,5+0,5}=3A\)
c. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là:
\(U_1=U_{12}=I_{12}.R_{12}=I.R_{12}=3.3=9V\)
Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là:
\(I_1=\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{9}{6}=1,5A\)
d. Hiệu suất của nguồn điện:
\(H=\dfrac{R_N}{R_N+r}=\dfrac{4,5}{4,5+0,5}=0,9=90\%\)
(1 điểm) Một sợi dây đồng có điện trở 74 Ω ở nhiệt độ 50oC. Điện trở của sợi dây đó ở 100oC là bao nhiêu, biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là 0,004 K-1?
Hướng dẫn giải:
Ta có sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ như sau: R = R0(1 + α.(t – t0)), trong đó R và R0 là giá trị điện trở ở nhiệt độ t0 và t; α là hệ số nhiệt điện trở.
\(R=R_0[1+\alpha(t-t_0)]=74.[1+0,004(100-50)]=88,8\Omega\)
Cho mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và biến trở Rb được mắc với nhau như hình vẽ 4. Biết khi Rb = 8 Ω thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I = 1 A; khi Rb = 3,5 Ω thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I = 2 A.
a. (0,5 điểm) Tính suất điện động E và điện trở trong r của nguồn.
b. (1 điểm) Xác định Rb để công suất tiêu thụ mạch ngoài đạt giá trị cực đại và tính công suất cực đại của mạch ngoài khi đó.
Hướng dẫn giải:
a. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong: \(E=IR_b+Ir\)
\(\Rightarrow I.R_b=E-Ir\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}1.8=E-1.r\\2.3,5=E-2.r\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow E=9V;r=1\Omega\)
b. Công suất tiêu thụ mạch ngoài là:
\(P_N=I^2R_b=\left(\dfrac{E}{R_b+r}\right)^2.R_b=\dfrac{E^2}{\dfrac{1}{R_b}.\left(R_b+r\right)^2}\)
\(\Rightarrow P_N=\dfrac{E^2}{\left(\sqrt{R_b}+\dfrac{r}{\sqrt{R_b}}\right)^2}\le\dfrac{E^2}{4r}=\dfrac{9^2}{4.1}=20,25W\)
(Theo bất đẳng thức Côsi cho 2 số ta có: \(\sqrt{R_b}+\dfrac{r}{\sqrt{R_b}}\ge2\sqrt{r}\))
Do đó: \(P_{Nmax}=20,25W\) \(\Leftrightarrow R_b=r=1\Omega\)