Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (7 điểm) SVIP
Biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là E = 10 V; r = 1 Ω. Các điện trở có giá trị là R1 = 4 Ω; R2 = R3 = 10 Ω.
a. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.
b. Tính điện năng tiêu thụ của mạch ngoài trong 10 phút và công suất tỏa nhiệt ở mỗi điện trở.
c. Tính công của nguồn điện sản ra trong 10 phút và hiệu suất của nguồn điện.
Hướng dẫn giải:
Ta có: \(R_{23}=\dfrac{R_2.R_3}{R_2+R_3}=\dfrac{10.10}{10+10}=5\Omega\)
Điện trở mạch ngoài là:
\(R=R_1+R_{23}=4+5=9\Omega\)
a. Cường độ dòng điện trong mạch chính:
\(I=\dfrac{E}{R+r}=\dfrac{10}{9+1}=1A\)
Suy ra: \(I_1=I=1A\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là:
\(U_1=I_1R_1=1.4=4V\)
Ta có: \(U_{23}=I.R_{23}=1.5=5V\)
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2, R3 là:
\(U_2=U_3=U_{23}=5V\)
b. Điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài trong 10 phút là:
\(A=P.t=I^2Rt=1^2.9.\left(10.60\right)=5400J\)
Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R1 là: \(P_1=I_1^2R_1=1^2.4=4W\)
Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R2 là: \(P_2=I_2^2R_2=\left(\dfrac{U_2}{R_2}\right)^2R_2=\dfrac{U_2^2}{R_2}=\dfrac{5^2}{10}=2,5W\)
Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R3 là:
\(P_3=\dfrac{U_3^2}{R_3}=\dfrac{5^2}{10}=2,5W\)
c. Công của nguồn điện sản ra trong 10 phút là:
\(A_{ng}=P_{ng}.t=EIt=10.1.\left(10.60\right)=6000J\)
Hiệu suất của nguồn điện:
\(H=\dfrac{A}{A_{ng}}=\dfrac{5400}{6000}=90\%\)
(2 điểm) Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại A và B đặt trong không khí, có điện tích lần lượt là q1 = - 4,8.10-7 C và q2 = 4.10-7 C, cách nhau một khoảng 15 cm.
a) Xác định số electron thừa, thiếu ở mỗi quả cầu và lực tương tác điện giữa chúng.
b) Cho hai quả cầu tiếp xúc điện với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác điện giữa hai quả cầu sau đó.
Hướng dẫn giải:
a. Số electron thừa ở quả cầu A là:
\(N_1=\dfrac{\left|-4,8.10^{-7}\right|}{1,6.10^{-19}}=3.10^{12}\) electron
Số electron thiếu ở quả cầu B là:
\(N_2=\dfrac{4.10^{-7}}{1,6.10^{-19}}=2,5.10^{12}\) electron
Lực tương tác điện giữa chúng là lực hút và có độ lớn là:
\(F=k\dfrac{\left|q_1q_2\right|}{r^2}=9.10^9.\dfrac{\left|-4,8.10^{-7}.4.10^{-7}\right|}{0,15^2}=7,68.10^{-2}N\)
b. Khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi tách ra, điện tích mỗi quả cầu khi đó là:
\(q_1'=q_2'=\dfrac{q_1+q_2}{2}=\dfrac{-4,8.10^{-7}+4.10^{-7}}{2}=-0,4.10^{-7}C\)
(2 điểm) Một tụ điện phẳng có điện dung C = 200 pF được tích điện với hiệu điện thế U = 5 V. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện là d = 0,2 mm.
a) Tính điện tích của tụ điện.
b) Tính cường độ điện trường trong tụ điện.
Hướng dẫn giải:
a. Điện tích của tụ điện:
\(Q=CU=200.10^{-12}.5=10^{-9}C\)
b. Cường độ điện trường bên trong tụ điện là:
\(E=\dfrac{U}{d}=\dfrac{5}{0,2.10^{-3}}=25000\) V/m