Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (4 điểm) SVIP
(2 điểm) Một vật có khối lượng 12 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Một người tác dụng một lực 30 N kéo vật theo phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn có giá trị 0,2. Lấy gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2. Xác định phương, chiều và độ lớn của gia tốc của vật.
Hướng dẫn giải:
Các lực tác dụng lên vật: trọng lực \(\overrightarrow{P}\), phản lực \(\overrightarrow{N}\), lực kéo \(\overrightarrow{F}\), lực ma sát trượt \(\overrightarrow{F}_{ms}\)
Áp dụng định luật 2 Newton cho chuyển động của vật theo hai trục Ox, Oy:
\(\left\{{}\begin{matrix}F_x=F-F_{ms}=ma\\F_y=N-P=0\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow N=P=mg=12.9,8=117,6\) N
\(F_{ms}=\mu.N=0,2.117,6=23,52\) N
\(\Rightarrow a=\dfrac{F-F_{ms}}{m}=\dfrac{30-23,52}{12}=0,54\) m/s2
Vậy gia tốc có độ lớn 0,54 m/s2 và hướng theo chiều chuyển động của thùng.
(1 điểm) Một thanh cứng AB, dài 4 m, khối lượng không đáng kể, có trục quay O, hai đầu chịu tác dụng của hai lực \(\overrightarrow{F}_1\) và \(\overrightarrow{F}_2\). Cho \(F_1=20\) N; \(F_2=100\) N và OA = 1 m. Đặt vào thanh một lực \(\overrightarrow{F}_3\) tại C có độ lớn 160 N để cho thanh nằm ngang. Hỏi OC có độ dài là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
AB = 4 m; OA = 1 m; OB = 3 m
F1 = 20 N; F2 = 100 N; F3 = 160 N
Theo quy tắc moment lực (thanh AB nằm cân bằng khi tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng với tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ), ta có:
\(M_A+M_C=M_B\)
\(\Rightarrow F_1.OA+F_3.OC=F_2.OB\)
\(\Rightarrow OC=\dfrac{F_2.OB-F_1.OA}{F_3}=\dfrac{100.3-20.1}{160}=1,75\) m
(1 điểm) Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 36 km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động vật đi được quãng đường 13,5 m. Tính gia tốc chuyển động của vật.
Hướng dẫn giải:
\(\text{v}_0=36km/h=10m/s\)
Quãng đường vật đi được trong 3 giây đầu tiên là: \(s_3=\text{v}_0t_3+\dfrac{1}{2}at_3^2=\text{v}_0.3+\dfrac{1}{2}.a.\left(3^2\right)=3\text{v}_0+\dfrac{9}{2}a\)
Quãng đường vật đi được trong 4 giây đầu tiên là: \(s_4=\text{v}_0t_4+\dfrac{1}{2}at_4^2=\text{v}_0.4+\dfrac{1}{2}.a.\left(4^2\right)=4\text{v}_0+8a\)
Quãng đường vật đi trong giây thứ 4 là: \(\Delta s=s_4-s_3=\text{v}_0+\dfrac{7}{2}a\)
\(\Rightarrow a=\dfrac{\Delta s-\text{v}_0}{\dfrac{7}{2}}=\dfrac{13,5-10}{\dfrac{7}{2}}=1\) m/s2