Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Phần trắc nghiệm (7 điểm), Đề KTGK II - Đề 2, LS 10, bộ KNTT SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Thế kỉ XVIII, Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra Châu Âu và khu vực
Năm 1807, Rô-bớt Phơn-tơn đã chế tạo thành công
“Ông vua xe hơi” nước Mỹ là
Trong các thế kỉ XVIII - XIX, những thành tựu đạt được trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đưa con người bước sang thời đại
Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là
“Cư dân Đông Nam Á thờ thần Lúa để bảo trợ cho sản xuất nông nghiệp”. Thông tin trên phản ánh tín ngưỡng nào sau đây của cư dân Đông Nam Á?
Người Chăm, người Khơ - me, người Thái… ở khu vực Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở tiếp thu chữ viết cổ của quốc gia
Công trình kiến trúc nào ở khu vực Đông Nam Á là di sản văn hóa thế giới?
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây của Việt Nam?
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để cư dân Văn Lang - Âu Lạc phát triển ngành kinh tế nào sau đây?
Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt tại
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai.
Sản lượng thép của các nước:
Nước | Năm 1880 | Năm 1900 | Tỉ lệ tăng (%) |
Anh | 1,3 | 4,9 | 377 |
Mỹ | 1,2 | 10,2 | 850 |
Đức | 0,7 | 6,4 | 910 |
Năm 1860, Anh và Pháp đứng đầu và thứ hai trong nền sản xuất công nghiệp thế giới, nhưng đến năm 1913, Mỹ và Đức lại chiếm hai vị trí đó.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr.230, 286)
a) Năm 1880, Mỹ là nước sản xuất thép nhiều nhất trong ba nước Anh, Mỹ, và Đức. |
|
b) Tỷ lệ tăng sản lượng thép của Mỹ từ năm 1880 đến 1900 cao hơn tỷ lệ tăng của Đức. |
|
c) Đến năm 1900, Mỹ là nước sản xuất nhiều thép nhất trong ba nước Anh, Mỹ, và Đức. |
|
d) Năm 1860, Mỹ và Đức là hai nước đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai.
“Một khi cuộc cách mạng của Apple - máy tính cá nhân - Windows chứng tỏ cho mọi người thấy giá trị của khả năng số hóa thông tin và kiểm soát thông tin trên máy tính và các phần mềm văn bản, và một khi trình duyệt khiến internet trở nên sống động và cho phép các trang web có thể nhảy múa, hát và trình diễn, thì tất cả mọi người đều muốn số hóa mọi thứ càng nhiều càng tốt để họ có thể gửi những thông tin này tới người khác qua internet”.
(Thô - mát L. Phờ - ri - man, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018, tr.91)
a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về những thành tựu trên mọi lĩnh vực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. |
|
b) “Máy tính cá nhân”, “Windows”, “Internet” là những thành tựu tiêu biểu được khởi nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. |
|
c) Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet đã đánh dấu sự ra đời của cuộc cách mạng số hóa. |
|
d) Chỉ khi có sự xuất hiện của internet, con người mới nảy sinh nhu cầu trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai.
“Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thời Âu Lạc đều tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của nước Văn Lang trước đây. Văn hóa Đông Sơn vẫn là cơ sở văn hóa chung của nước Văn Lang và Âu Lạc. Do yêu cầu bức thiết của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, trong thời Âu Lạc, kĩ thuật quân sự có những tiến bộ vượt bậc. Đó là việc sáng chế ra nỏ Liên Châu bắn một lần nhiều phát tên, được coi là loại vũ khí mới, lợi hại (mà dân gian gọi là “Nỏ thần”) và việc xây dựng kinh đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), hình ảnh tập trung sự phát triển nhiều mặt của nước Âu Lạc”.
(Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB giáo dục, 2007, tr.31)
a) Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn về nhiều mặt so với nhà nước Văn Lang và độc lập hoàn toàn so với nhà nước Văn Lang. |
|
b) Nếu như kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt tại trung du, miền núi thì kinh đô của nhà nước Âu Lạc đã di chuyển xuống khu vực trung tâm đồng bằng. |
|
c) Hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc đều được hình thành trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn và đều được hình thành sau một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. |
|
d) Việc chế tạo ra nỏ Liên Châu và xây thành Cổ Loa (Hà Nội) của nhà nước Âu Lạc đều xuất phát từ nhu cầu bảo vệ đất nước. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai.
Trong suốt quá trình phát triển từ thời cổ đến trung đại, Đông Nam Á không ngừng tiếp nhận và giao lưu với nhiều nền văn minh lớn trên thế giới. Trong thời kỳ đầu, khu vực này chứng kiến sự hình thành của các quốc gia cổ đại, phát triển mạnh mẽ nhờ vào nông nghiệp lúa nước và giao thương. Đến giai đoạn trung đại, Đông Nam Á trở thành nơi giao thoa văn hóa giữa Ấn Độ và Trung Hoa, tiếp thu cả Phật giáo và Nho giáo. Trong thời kỳ cận đại, với sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây, nhiều nước Đông Nam Á dần trở thành thuộc địa, tuy nhiên, các dân tộc trong khu vực vẫn giữ vững bản sắc văn hóa riêng của mình.
a) Trong thời kỳ cổ đại, Đông Nam Á phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước và thương mại. |
|
b) Đông Nam Á chỉ chịu ảnh hưởng văn hóa từ Ấn Độ, không bị tác động bởi Trung Hoa. |
|
c) Trong thời kỳ trung đại, Đông Nam Á hoàn toàn độc lập, không bị nước ngoài can thiệp. |
|
d) Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây trong thời kỳ cận đại làm mất đi hoàn toàn bản sắc văn hóa của Đông Nam Á. |
|