Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Phần trắc nghiệm (7 điểm) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Nét nổi bật nhất về tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (1954) là
Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là
Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mỹ ở Việt Nam là
Cuối năm 1978, Pôn Pốt đã huy động nhiều sư đoàn bộ binh
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989)?
Trong giai đoạn 1984 - 1989, địa bàn nào sau đây tiếp tục là chiến trường ác liệt giữa quân đội Việt Nam và Trung Quốc?
Quan điểm của Đảng trong Đại hội toàn quốc lần VI (12 - 1986) là đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới về
Một trong những điểm giống nhau của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (1978) với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (1986) là
Một trong những bài học Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra được từ công cuộc Đổi mới đất nước vẫn vẹn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là
Một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới về xã hội là
Một trong những thành tựu mà giáo dục Việt Nam đạt được vào năm 2000 là
Đường dây 500kV được xây dựng và đóng điện thành công (1994) có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai.
Với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”, chỉ trong vòng không đầy 2 tháng (từ 4 – 3 đến 2 – 5 – 1975), phát huy sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị, quân và dân ta đã giành được toàn thắng bởi ba trận đánh then chốt: trận mở đầu đánh Buôn Ma Thuột, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên; trận thứ hai giải phóng Huế, Đà Nẵng và quét sạch địch ở ven biển miền Trung và trận kết thúc là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh còn lại của Nam Bộ.
(Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003, tr.414)
a) Trong năm 1975, quân dân ta đã tiến hành ba chiến dịch lớn nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam là chiến dịch Buôn Ma Thuột, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh. |
|
b) Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân Việt Nam, đánh vào trung tâm đầu não của kẻ thù. |
|
c) Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên là thắng lợi đầu tiên của quân dân miền Nam trong năm 1975, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ sớm kết thúc. |
|
d) “Ba trận đánh then chốt” của quân dân Việt Nam được nhắc đến trong đoạn tư liệu có sự tương đồng về loại hình chiến dịch, địa bàn tấn công và mức độ huy động cao nhất lực lượng. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ, phát trên Đài tiếng nói Việt Nam ngày 17-7-1966, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011, tr.131)
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ trong bối cảnh Mỹ đang can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương. |
|
b) Đoạn trích ghi nhận: Trong bất kì hoàn cảnh nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả dân tộc Việt Nam cũng quyết tâm đánh Mỹ để tiến tới độc lập, thống nhất. |
|
c) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến [chống Pháp] năm 1946 và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ năm 1966 đều hướng nhân dân Việt Nam đến việc giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình. |
|
d) Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập và thống nhất dân tộc là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của đất nước. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai.
“Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 49, NXB Chính trị quốc gia, 2006, tr.968)
a) Chủ trương đổi mới của Việt Nam nhằm làm cho mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện hiệu quả hơn. |
|
b) Chính sách đổi mới của Việt Nam từ năm 1986 tập trung vào việc thay đổi hoàn toàn mô hình kinh tế - chính trị để phù hợp với bối cảnh thế giới. |
|
c) Việc thực hiện đổi mới phải luôn đi đôi với việc giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa, đồng thời có sự linh hoạt trong phương pháp thực hiện. |
|
d) Việc Việt Nam thực hiện đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt các hình thức và biện pháp phát triển kinh tế, nhưng vẫn đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. |
|
Đoạn đoạn tư liệu sau đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai.
“Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”…”.
(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.25-26)
a) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không có sự quản lý của Nhà nước. |
|
b) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường. |
|
c) Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tối đa hóa lợi nhuận cho các doanh nghiệp. |
|
d) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ do Nhà nước quản lý mà không có vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. |
|