Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần II. Tự luận ( 6 điểm) SVIP
Trong các kì của nguyên phân, nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân có sự thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Kì đầu | Kì giữa | Kì sau | Kì cuối |
Màng nhân tiêu biến. Hình thành thoi phân bào. | Thoi phân bào đính nhiễm sắc thể tại tâm động. | Tơ vô sắc kéo về hai cực tế bào. | Màng nhân xuất hiện. Phân chia tế bào chất. |
Các NST kép dần co xoắn. | Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo. | NST kép tách nhau tại tâm động thành hai NST đơn về hai cực của tế bào. | NST duỗi xoắn. |
Vi khuẩn E. coli nuôi trong phòng thí nghiệm cứ 30 phút tế bào lại phân đôi một lần. Trong bình thí nghiệm ban đầu có 30 tế bào thì sau 3 ngày thu được bao nhiêu tế bào?
Hướng dẫn giải:
Số lần phân chia trong 3 ngày là: 3 x 24 x 2 = 144 lần.
Số tế bào thu được sau 3 ngày là: 30 x 2144 tế bào.
Hướng dẫn giải:
a. Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh sơ khai.
10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 20400 nhiễm sắc thể đơn
10 x (2x - 1) x 2n = 20400 (1)
Tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 20480 nhiễm sắc thể đơn
10 x 2x x 2n = 20480 (2)
Từ (1) và (2) → 10 x 2n = 80 → 2n = 8
Ta có: 10 x 2x x 8 = 20480 → x = 8
b. Số tế bào con sinh ra 10 x 28 = 2560
Số giao tử tham gia thụ tinh là 1024 : 10 x 100 = 10240
Mỗi tế bào sinh giao tử sẽ tạo ra 10240 : 2560 = 4 giao tử
→ Tế bào sinh dục sơ khai là đực.
Tại sao dưa, cà muối lại bảo quản được lâu?
Hướng dẫn giải:
Dưa và cà muối bảo quản được lâu là do khi muối dưa, cà thì acid lactic do vi khuẩn lactic tiết ra cùng với nồng độ muối cao giúp kìm hãm sự sinh trưởng của các vi sinh vật khác, đặc biệt là vi sinh vật gây thối rau, quả.