Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần I + II SVIP
Phần I (6,0 điểm) Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương có viết:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2019)
Câu 1. (1,0 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ. Cảm xúc ấy được biểu hiện theo trình tự nào?
Câu 2. (1,0 điểm) Sự thật là Bác đã ra đi nhưng vì sao trong bài thơ, nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?
Câu 3. (3,5 điểm) Dựa vào những câu thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và phép nối (gạch chân và chú thích rõ).
Câu 4. (0,5 điểm) Trăng là người bạn tri kỉ trong thơ của Bác. Hãy chép lại chính xác một câu thơ của Bác có hình ảnh vầng trăng và cho biết tên tác phẩm.
Hướng dẫn giải:
Phần I.
Câu 1.
- Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, tác giả từ miền Nam ra miền Bắc, vào lăng viếng Bác.
- Cảm xúc bao trùm:
+ Niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng Bác.
- Mạch cảm xúc:
+ Mạch cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian vào lăng viếng Bác.
Câu 2.
- Nghệ thuật nói giảm nói tránh
+ “Thăm”: hỏi han, bày tỏ sự quan tâm với người còn sống.
+ “Giấc ngủ bình yên”: Bác thanh thản trong giấc ngủ.
- Tác dụng của nghệ thuật nói giảm, nói tránh:
+ Làm vơi bớt nỗi đau thương, mất mát trước sự ra đi của Bác.
+ Thể hiện sự gần gũi, trân trọng, như một lời khẳng định Bác còn sống mãi với non sông, đất nước.
Câu 3.
*Về hình thức: đúng hình thức đoạn tổng - phân - hợp, độ dài 11 - 13 câu, trình bày rõ ràng, mạch lạc.
*Về tiếng Việt: sử dụng hợp lí câu cảm thán và phép nối.
*Về nội dung: đảm bảo các ý cơ bản sau.
- Không gian, không khí trang nghiêm trong lăng:
+ Nói giảm, nói tránh “giấc ngủ bình yên”: gợi sự thanh thản như một giấc ngủ, thể hiện tình cảm trân trọng, như lời khẳng định Bác còn sống mãi với đất nước.
+ Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”: ẩn dụ chỉ tâm hồn thanh cao, cao đẹp của Bác.
- Nỗi niềm xót thương vô hạn trước sự ra đi của Bác:
+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”: chỉ sự lớn lao, vĩnh hằng của Bác.
+ Nỗi đau “nhói”: biểu cảm trực tiếp nỗi xót xa.
+ Cặp từ “vẫn biết… mà sao”: sự đối lập giữa lí trí và tình cảm, nỗi đau thương không thể vơi bớt.
=> Nỗi niềm tiếc thương vô hạn không chỉ của riêng nhà thơ mà còn là của cả dân tộc.
*Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 4.
- Học sinh chép chính xác một câu thơ Bác viết có hình ảnh vầng trăng.
- Nêu được tên tác phẩm (“Cảnh khuya”, “Nguyên tiêu”, “Vọng nguyệt”,…)
Phần II (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.
“Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy là 9.999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không”?
(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9 tập hai, NXB Giáo dục 2019)
Câu 1. (0,5 điểm) Tìm thành phần trạng ngữ trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.
Câu 2. (1,5 điểm) Ghi lại lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp được sử dụng trong đoạn trích. Theo em, có nên chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp không? Vì sao?
Câu 3. (2,0 điểm) Từ ý nghĩa của câu chuyện trên và hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề “Tri thức là sức mạnh”.
Hướng dẫn giải:
Phần II.
Câu 1.
- Trạng ngữ: “trong giấy biên nhận”.
- Tác dụng:
+ Bổ sung ý nghĩa cho câu về mặt địa điểm, nơi chốn.
Câu 2.
- Lời dẫn gián tiếp:
+ “có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng”
+ “cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền”
*Lưu ý: học sinh nêu được một trong các đáp án trên cho 0,5 điểm)
- Lời dẫn trực tiếp: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy là 9.999 đô la.”
- Không nên chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp vì lời dẫn trực tiếp giúp ta:
+ Hiểu được chính xác và đầy đủ lí do mà Xten-mét-xơ đã làm.
+ Hiểu được quan điểm và suy nghĩ sâu sắc của Xten-mét-xơ. Ông ý thức rõ về giá trị của bản thân, của tri thức và trí tuệ.
Câu 3.
*Về hình thức: đảm bảo đúng độ dài theo yêu cầu; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.
*Về nội dung: học sinh có thể triển khai theo nhiều cách lập luận khác nhau.
+ Giải thích “tri thức”.
+ Tại sao tri thức là sức mạnh?
+ Nêu các biểu hiện chứng minh tri thức là sức mạnh.
+ Khẳng định vấn đề và liên hệ bản thân, rút ra bài học.
*Diễn đạt: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết các câu trong đoạn.
*Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.