Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Phần 1 - Trắc nghiệm SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Từ đầu thế kỉ XVI, tình hình các nước Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
Đầu thế kỉ XVI, các nước châu Âu thành lập thương điếm ở một số nước Đông Nam Á nhằm mục đích
Sự kiện năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca đã
Nguyên nhân giúp Xiêm trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị xâm lược là
“ Trận Ngọc Hồi - Đống Đa đại thắng đã chứng tỏ nghệ thuật quân sự của người "anh hùng áo vải, cờ đào" Quang Trung Nguyễn Huệ, đó là: Thần tốc - Táo bạo - Bất ngờ. Bằng thắng lợi vĩ đại này, dân tộc ta đã đập tan sự xâm lược của quân Thanh, giải phóng hoàn toàn kinh thành Thăng Long, giữ vững nền độc lập dân tộc.”
(Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa: Trang sử vẻ vang của dân tộc)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Đoạn tư liệu nhắc đến cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược năm 1789. |
|
b) Trận Ngọc Hồi - Đống Đa là trận quyết chiến chiến lược để giải phóng hoàn toàn thành Phú Xuân. |
|
c) Vua Quang Trung là người đã có công hiển hách trong việc chống Xiêm, dẹp Chăm-pa trong lịch sử dân tộc. |
|
d) Cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự. |
|
“Đến năm 1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng, sau đó Pháp bắt đầu thực hiện xâm chiếm toàn bộ Đông Dương trong 35 năm, đánh dấu cho cột mốc hoàn tất công cuộc chinh phục bằng vũ lực ấy chính là hiệp ước Pháp – Xiêm vào năm 1893 – Xiêm nhượng Lào cho Pháp. Như vậy, Pháp là chủ “hợp thức” tại Đông Dương trong cuộc chạy đua bành trướng và xâm lăng của những kẻ “văn minh và nhân đạo”.
(Chính sách thuộc địa của đế quốc Anh và Pháp cận đại, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Đoạn tư liệu phản ánh quá trình xâm lược của thực dân phương Tây ở các nước Đông Dương. |
|
b) Năm 1858, lấy cớ bảo vệ các giáo dân và giáo sĩ Hồi giáo, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam. |
|
c) Năm 1893, sau hiệp ước Xiêm – Pháp, Xiêm và Lào đặt dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp. |
|
d) Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, cả ba nước Đông Dương đều trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. |
|
Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm Đông Dương, chúng chia Đông Dương thành năm “xứ”, gồm: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Cao Miên. Trong năm “xứ” này chúng lại chia thành hai khối với hai chế độ chính trị khác nhau: khối thứ nhất chúng gọi là “Xứ bảo hộ”, gồm có: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Lào và Cao Miên, đứng đầu mỗi “xứ” là một viên “Thống sứ” người Pháp. Khối thứ hai chúng gọi là “Thuộc địa” chỉ có Nam Kỳ, đứng đầu là viên “Thống đốc” cũng là người Pháp.
(Vài nét về chế độ toàn quyền của thực dân Pháp ở Đông Dương, Trung tâm lưu trữ quốc gia I)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Đoạn tư liệu phản ánh về chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Đông Dương. |
|
b) Đối với Đông Dương, thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị bao gồm cả hoạt động cai trị trực tiếp và gián tiếp. |
|
c) Xứ Cao Miên được nhắc đến trong đoạn trích chính là Miến Điện ngày nay. |
|
d) Chính sách “chia để trị” là phương thức cai trị phổ biến về chính trị của thực dân Pháp nói riêng và thực dân phương Tây nói chung. |
|
“Sự nghiệp của Thám hoa Giang Văn Minh nổi bật ở lĩnh vực ngoại giao, thể hiện nhân cách của một người Việt ở phương Nam chân chính, kiêu hùng, yêu nước và sắc sảo, tài năng… và đặc biệt cả về tinh thần và tấm lòng trung quân ái quốc của ông. Ngày 30/12 năm Dương Hòa thứ ba (1637), Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử làm Chánh sứ cùng 4 phó sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ sang nhà Minh. Trong chuyến đi này, ông đã đấu tranh buộc nhà Minh bỏ lệ cống người vàng hàng năm trước đó.”
(Khí phách của sứ thần Giang Văn Minh, VOV2)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Đoạn tư liệu nhắc đến thám hoa Giang Văn Minh - sứ thần thời vua Lê Thần Tông. |
|
b) Sứ thần Giang Văn Minh từng đảm nhận nhiệm vụ đi sứ sang nhà Minh năm 1637. |
|
c) Công lao của sứ thần Giang Văn Minh thể hiện khả năng ngoại giao mềm dẻo, khéo léo của người Việt. |
|
d) Sau sự kiện Giang Văn Minh đi sứ, nhà Minh tiếp tục đưa quân sang đô hộ Đại Việt. |
|