Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1 SVIP
TÔI YÊU EM - PU-SKIN
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả: Pu-skin (Aleksandr Sergeyevich Pushkin) (1799 – 1837)
- Ông được ví như “Mặt trời của thi ca Nga”, thành công trong nhiều thể loại văn chương như thơ, kịch, truyện ngắn, ngụ ngôn… nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là thơ trữ tình.
- Qua những tác phẩm của mình, Pu-skin đã thể hiện tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu cũng như là người xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga, là người mở cánh cửa cho văn học Nga hòa nhập và chiếm lĩnh những đỉnh cao của văn hóa thế giới.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Ông lão đánh cá và con cá vàng (truyện cổ tích kể bằng thơ, 1833), Con đường mùa đông (thơ trữ tình, 1862), Con đầm pích (truyện, 1834)...
2. Tác phẩm: Được Pu-skin sáng tác năm 1829, khơi nguồn cảm hứng từ mối tình của nhà thơ với A.A.Ô-lê-nhi-na (con gái Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga) – người mà mùa hè năm 1828 đã từ chối lời cầu hôn của Pu-skin.
a. Thể loại:
b. Bố cục:
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết
1. Đề tài: Đề tài tình yêu.
2. Chủ đề: thể hiện vẻ đẹp nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
3. Nhan đề “Tôi yêu em” :
- Bài thơ vốn vô đề, nhan đề “Tôi yêu em” do người dịch đặt.
- Trong nguyên tác, nhà thơ chia động từ “yêu” ở thì quá khứ (đã yêu) và dùng đại từ nhân xưng với hàm ý trang trọng (quý cô).
- Nhan đề lấy từ điệp ngữ “tôi yêu em” nhắc lại ba lần đã tấu lên giọng điệu chủ đạo của toàn bài: bày tỏ tình yêu thường trực da diết, sôi nổi, chân thành.
4. Mạch cảm xúc: từ những trăn trở, giằng xé trong mâu thuẫn của tình yêu một phía cho đến quyết định dứt khoát lựa chọn để hòa giải những xung đột tình cảm ấy.
5. Nhân vật trữ tình:
6. Nội dung trữ tình
Phần 1: Những mâu thuẫn giằng xé
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
* 2 câu đầu:
- Dấu hai chấm ở giữa dòng thơ: “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể” → tình yêu này có nhiều điều khó nói, nhiều điều cần diễn giải và sẽ được diễn giải:
+ Dấu “:” khiến tình yêu như trở thành một chủ thể độc lập, nhân vật trữ tình không hoàn toàn kiểm soát được nó.
+ “chưa hẳn đã tàn phai”: Tình yêu ấy đã bắt đầu từ quá khứ và đến nay vẫn còn tiếp tục ở hiện tại.
→ Tình yêu ấy vẫn tồn tại ngay cả khi mối tình đã kết thúc, nó đã qua lửa thử của thời gian, trở nên sâu nặng, da diết, ám ảnh. Từ đó thể hiện tấm lòng chung thủy, si mê của nhân vật trữ tình.
⇒ Hai câu thơ là lời giãi bày tình yêu một cách chân thành, giản dị và tự nhiên đúng với lòng mình.
* 2 câu tiếp theo:
- Cái “tôi” trữ tình đã gồng lên một cách dứt khoát để đoạn tuyệt với tình trạng lưỡng lự trước đó: “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa/ Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.
+ “Nhưng”: Nếu hai câu thơ trước đó là tiếng nói của trái tim thì hai câu sau là tiếng nói mạnh mẽ, dứt khoát của lí trí: cần dập tắt tình yêu đang tồn tại trong mình, vì người mình yêu.
+ “bận lòng/ gợn bóng u hoài”: mối tình ấy “em” đã từ chối nên tình cảm của “tôi” có tồn tại cũng chẳng thể tự mình đơm hoa kết trái; và biết đâu tình yêu dùng dằng trong vô vọng ấy sẽ còn làm phiền đến cả “em”? Nên nhân vật trữ tình sẵn sàng đơn độc ôm lấy những nỗi buồn đau để người mình yêu được hạnh phúc, bình yên.
⇒ Ở hai câu thơ sau, nhân vật trữ tình có sự kìm nén, dằn lòng. Yêu không chỉ là được yêu, không chỉ là được đón nhận, hưởng thụ, sở hữu mà quan trọng hơn yêu phải mang đến hạnh phúc cho người mình yêu.
⇒ Đoạn thơ là lời từ giã tình yêu đầy đau đớn nhưng cũng thể hiện một tâm hồn vị tha, tự trọng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây