Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
Nối các phương châm hội thoại với nội dung tương ứng:
Khoảng 10 giờ tối, ông bác sĩ nhận được một cú điện thoại của một khách quen ở một vùng quê.
Ông khách nói, giọng hoảng hốt:
- Thưa bác sĩ, thằng bé nhà tôi nuốt cây bút bi của tôi rồi. Bây giờ biết làm thế nào? Xin bác sĩ đến ngay cho.
- Tôi lên đường ngay. Nhưng mưa to gió lớn thế này, đường vào làng ông lại lầy lội, phải một tiếng rưỡi nữa mới đến nơi được.
- Thế trong khi chờ bác sĩ đến, tôi biết làm thế nào?
- Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy.
(Sưu tầm)
Trong mẩu chuyện trên, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
- Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.
- Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? - Nhà họa sĩ trả lời.
- Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa ạ?
- Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc.
(Lặng lẽ Sa Pa)
Các nhân vật trong đoạn trích sau có xưng hô với nhau tuân thủ theo phương thức "xưng khiêm, hô tôn" hay không?
Trong giờ địa lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:
- Em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh trả lời:
- Thưa thầy, Sóng là bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh ạ.
(Sưu tầm)
Tình huống trên không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Theo em "xưng khiêm, hô tôn" là gì?
- Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của người hoặc nhân vật.
- Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.
Đặc điểm sau là của lời dẫn nào?
- Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.
- Không dùng dấu hai chấm.
Đặc điểm sau là của lời dẫn nào?
Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh thự và hỏi:
- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
Thiếp nói:
- Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)
Chuyển lời đối thoại in đậm trong đoạn văn trên thành lời dẫn gián tiếp:
Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh thự và hỏi:
- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
Thiếp nói:
- Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)
Chuyển lời đối thoại in đậm trong đoạn văn trên thành lời dẫn gián tiếp:
Câu văn nào dưới đây sử dụng lời dẫn trực tiếp?
Câu văn nào dưới đây sử dụng lời dẫn gián tiếp?
Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi vê phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình: Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ "ốp" đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.
(Lặng lẽ Sa Pa)
Ai là người kể chuyện trong đoạn văn trên?
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trường tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. Buổi ra đi mẹ chàng có dặn rằng:
- Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo
- vĩ đại
- sừng sững
- mênh mông
- thấp thoáng
- ngọn lửa
- ánh sáng
- bếp lửa
- đóa hoa
- tia nắng
- bàn tay
- áng mây
- ánh nến
- Chúng ta
- Chúng nó
- Chúng tôi
- Họ
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây