Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
ÔN TẬP CUỐI KỲ II SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: cần nắm vững các yêu cầu sau
- Xác định và nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp, liệt kê, chêm xen.
- Xác định được các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Xác định được thể thơ, hình ảnh thơ, nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ.
- Xác định người kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ ba. Nhận biết được từ ngữ, hình ảnh, hình tượng văn học.
- Khái quát được nội dung văn bản.
- Rút ra bài học; thông điệp.
- Xác định và vận dụng được đa dạng các thao tác lập luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.
II.PHẦN VIẾT
Viết bài luận về bản thân
- Trình bày mục đích của bài luận hoặc thông điệp chính của bản thân
- Thể hiện được cá tính, thiên hướng lựa chọn, quan điểm riêng của bản thân.
-Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm người viết đã trải qua.
- Có giọng điệu riêng nhưng phù hợp với đối tượng tiếp nhận
- Nêu lên suy ngẫm, bài học từ những trải nghiệm của bản thân.
BÀI TẬP:
Bài tập 1.
I. Phần đọc hiểu
Đọc văn bản:
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
( Trích Bài thơ Hắc Hải, tuyển thơ Nguyễn Đình Thi)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 3. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp quê hương trong văn bản?
Câu 4. Nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Câu 5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản?
Câu 6.Từ nội dung gợi ra qua bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, em thấy mình phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương Việt Nam mãi giàu đẹp? ( Trả lời 6-8 dòng)
II. Phần làm văn
Em muốn gia nhập Câu lạc bộ Tình nguyện viên để tham gia tổ chức các hoạt động của lễ hội hoặc giới thiệu với khách tham quan về di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương mình sinh sống. Hãy viết bài luận thuyết phục Ban Tổ chức của lễ hội hoặc Ban Quản lí di tích chấp nhận mong muốn của em.
Bài tập 2.
Đọc văn bản
NẮNG MỚI
- Lưu Trọng Lư -
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.
(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân
NXB Văn học, 2000, tr. 288)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản?
Câu 3. Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ đánh thức kỉ niệm về người mẹ?
Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”?
Câu 5. Nêu nội dung chính của đoạn thơ:
Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.
Câu 6. Những kí ức của nhân vật trữ tình về người mẹ đã khuất gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của những kỉ niệm trong cuộc sống mỗi người? ( Trả lời 6-8 dòng)
II. Phần làm văn
Hãy viết bài luận về bản thân để thuyết phục một trường đại học ở nước ngoài cấp học bổng du học cho em.
Bài tập 3
Đọc văn bản sau : Đọc văn bản sau :
Bảo kính cảnh giới
(bài 31)
Chân mềm ngại bước dặm mây xanh1,
Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh.
Hương cách gác vân2 thu lạnh lạnh,
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.
Ơn tư3 là ấy yêu dường chúa,
Lỗi thác4 vì nơi luỵ bởi danh.
Bui có5 một niềm trung hiếu cũ,
Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh6.
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản?
Câu 3. Tìm những từ láy có trong văn bản?
Câu 4. Nhận xét về vẻ đẹp hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ ?
Câu 5. Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 6. Liệu chữ trung hiếu trong thơ Nguyễn Trãi có còn nguyên ý nghĩa đến ngày hôm nay không? Viết câu trả lời trong đoạn văn ngắn khoảng 6- –8 dòng.
-
Dặm mây xanh: dịch chữ “dặm thanh vân”, chỉ con đường làm quan, con đường công danh↩︎
-
Gác vân: dịch “vân các, vân đài, vân thự” chỉ nơi chứa sách có để cỏ vân, một loại cỏ thơm trừ được mọt hại sách. Cũng chỉ nơi làm việc văn thư.↩︎
-
Ơn tư: tức “ân tứ” (ơn của vua ban cho)↩︎
-
Lỗi thác: lỗi lầm, sai lầm↩︎
-
Bui có: chỉ có, duy có↩︎
-
Nẻo ba canh: lúc canh ba ( nửa đêm)↩︎
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây