Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập chương 3 SVIP
I. Hệ thống hoá kiến thức
II. Bài tập
Câu 1. Làm thế nào tế bào có thể lấy được những chất đặc hiệu từ môi trường khi những chất này không đi qua được màng tế bào?
Trả lời:
- Tế bào chỉ có thể nhận biết được chất đặc hiệu cần vận chuyển vào tế bào thông qua thụ thể trên màng tế bào.
- Thụ thể liên kết đặc hiệu với chất cần vận chuyển.
- Màng tế bào biến dạng bao bọc lấy chất cần vận chuyển và đưa vào trong tế bào theo hình thức thực bào hoặc ẩm bào.
Câu 2.
Câu 3. Những chất như thế nào có thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid của màng tế bào và tốc độ khuếch tán của chúng phụ thuộc vào những yếu nào?
Trả lời:
- Những chất có thể khuếch tán được qua lớp kép phospholipid của màng tế bào phải là những chất không phân cực, không tích điện và có kích thước nhỏ.
- Tốc độ khuếch tán của những chất không phân cực, không tích điện và có kích thước nhỏ phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Sự chênh lệch nồng độ chất tan giữa hai phía của màng: Sự chênh lệch càng lớn thì tốc độ khuếch tán càng nhanh.
- Nhiệt độ: Trong điều kiện nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động nhanh hơn so với khi ở nhiệt độ thấp.
- Kích thước phân tử: Phân tử có kích thước càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng nhanh. Những phân tử phân cực không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid nhưng nước có kích thước phân tử rất nhỏ nên vẫn có thể khuếch tán qua màng tế bào.
- Diện tích màng mà các chất đi qua: Diện tích càng lớn thì càng nhiều chất có thể đi qua, do vậy tốc độ khuếch tán sẽ nhanh hơn so với khi diện tích bề mặt khuếch tán nhỏ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây