Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập SVIP
1. Trình bày đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim.
- Thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.
- Cấu trúc: thường gồm 3 phần:
+ Phần 1: Nêu một số thông tin về: tên cuốn sách, tác giả hoặc tên bộ phim, đạo diễn, diễn viên, người quay phim,... trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách/ bộ phim.
+ Phần 2: Tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách/ bộ phim và đề xuất/ khuyến khích mọi người nên đọc/ xem.
+ Phần 3:
- Có thể có sa-pô (sapo) nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc.
- Thường sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả.
2. Tóm tắt các đặc điểm của những văn bản đã học vào bảng sau (làm vào vở):
Phương diện tóm tắt | Chuyến du hành về tuổi thơ | "Mẹ vắng nhà" - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh | "Tốt-tô-chan bên sửa sổ": Khi trẻ con lớn lên trong tình thương |
Mục đích viết | Cung cấp thông tin về nội dung và cảm nhận cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ; khuyến khích bạn đọc tìm đọc tác phẩm này. |
Giới thiệu tài năng của đạo diễn và những nét đặc sắc của bộ phim Mẹ vắng nhà về nội dung, diễn xuất, cảnh quay; khuyến khích mọi người xem bộ phim này. |
Cung cấp thông tin về cô bé Tốt-tô-chan và cách giáo dục ở ngôi trường Tô-mô trong tác phẩm Tốt-tô-chan bên cửa sổ; khuyến khích bạn đọc tìm đọc tác phẩm này. |
Nội dung chính | Thông tin và những cảm nhận của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, cho thấy tuổi thơ là quãng thời gian đáng nhớ. | Tài năng của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư, đặc sắc của bộ phim Mẹ vắng nhà về nội dung, diễn xuất, cảnh quay. | |
Cấu trúc |
Bốn phần: - Sa-pô: Tóm tắt nội dung bài viết và thể hiện cảm xúc của tác giả đối với văn bản. - Phần 1 (đoạn 1): Nêu tên tác giả, tác phẩm và ấn tượng chung về tác phẩm. - Phần 2 (đoạn 2 - 4): Tóm tắt nội dung và đánh giá về tác phẩm, đồng thời hoài niệm về tuổi thơ. - Phần 3 (đoạn 5): Khẳng định giá trị của tác phẩm và khuyến khích mọi người nên tìm đọc. |
|
Bốn phần: - Sa-pô: Tóm tắt nội dung bài viết và thể hiện cảm xúc của tác giả đối với văn bản. - Phần 1 (đoạn 1, 2): Nêu sự phổ biến của tác phẩm qua số lượng phát hành và sự yêu thích của người đọc. - Phần 2 (đoạn 3 - 8): Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Phần 3 (còn lại): Sự phổ biến của cuốn sách trên toàn thế giới và ý kiến của người viết về giá trị cuốn sách. |
Cách thể hiện thông tin | Rõ ràng, rành mạch. | Rõ ràng, rành mạch. | Rõ ràng, rành mạch. |
3. Xác định thành phần biệt lập và nêu chức năng của chúng trong các trường hợp sau:
a. – Trời ơi, thật là tội nghiệp! Con trăn đã cắn vào chân mày rồi. Tao sẽ bôi thuốc chữa cho, đừng quên trả ơn đấy nhé.
(Truyện cổ tích Hàn Quốc, Non-bu và Heng-bu)
b. Trong cái buổi chiều nhạt nắng ấy, hai chị em tôi đã có một cuộc trò chuyện thật đặc biệt – cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi.
(Giắc Can-phiu & Mác Vích-to Han-xen, Chị sẽ gọi em bằng tên)
c. Thầy Phu bây giờ đã qua đời, Lợi đã rất lâu tôi chưa gặp lại mặc dù lần nào về quê tôi cũng đi tìm nó. Nghe nói nó đã đi lập nghiệp ở phương xa.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)
4. Viết bài giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim như thế nào để hấp dẫn người đọc?
Tham khảo:
– Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thật nhuần nhuyễn.
– Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
5. Ghi vào thẻ những kĩ năng trình bày, giới thiệu về một cuốn sách và chia sẻ với các bạn.
Tham khảo:
– Tương tác với người nghe trong quá trình nói.
– Kết hợp sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.
– Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
6. Theo em, vì sao việc đọc một cuốn sách, xem một bộ phim được ví như "chuyến du hành vào vùng đất mới"?
Tham khảo: Sách, phim sẽ cung cấp cho chúng ta vô vàn những kiến thức bổ ích, thú vị, bởi vậy, đọc một cuốn sách, xem một bộ phim được ví như "chuyến du hành vào vùng đất mới".
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây