Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập SVIP
1. Nêu và giải thích một số đặc điểm chính của truyện lịch sử.
Tham khảo:
- Cốt truyện lịch sử là các sự kiện nối tiếp nhau liên quan đến lịch sử.
- Nhân vật lịch sử là nhân vật trung tâm, trực tiếp tham gia vào sự phát triển của cốt truyện lịch sử.
- Chi tiết lịch sử là phần thúc đẩy quá trình phát triển, yếu tố thêm vào để giải thích, lí giải sự kiện lịch sử.
2. Chỉ ra đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện trong các văn bản đã học theo bảng sau (làm vào vở).
Văn bản | Đặc điểm về cốt truyện | Đặc điểm về nhân vật | Đặc điểm về bối cảnh | Đặc điểm về ngôn ngữ |
Hoàng Lê nhất thống chí |
- Là chuỗi sự kiện theo trình tự thời gian. - Là cốt truyện đa tuyến về sự kiện, nhân vật. |
Nhân vật lịch sử, có nhân vật cao cả - anh hùng, có nhân vật thấp kém - đê hèn. | Thời suy thoái của Vua Lê - Chúa Trịnh; thời Quang Trung đại phá quân Thanh. | Viết bằng chữ Hán, ngôn ngữ cổ kính, theo lối truyện chương hồi. |
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng | Là chuỗi sự kiện theo trình tự thời gian; đa tuyến về nhân vật. | Nhân vật lịch sử hiện thân cho những phẩm chất anh hùng. | Viết bằng tiếng Việt hiện đại. | |
Bến Nhà Rồng năm ấy... | Sự kiện diễn ra trong một thời điểm quan trọng; đơn tuyến về nhân vật, sự kiện. | Viết bằng tiếng Việt hiện đại. |
2. Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau giữa văn bản truyện lịch sử và văn bản thơ kể chuyện lịch sử.
- Điểm giống nhau:
- Điểm khác nhau:
+ Văn bản thơ kể chuyện lịch sử dùng văn vần (lục bát) hàm súc; chủ yếu kể sự việc, hành động; văn bản truyện lịch sử dùng văn xuôi (chữ Hán hoặc tiếng Việt hiện đại).
+ Văn bản thơ kể chuyện lịch sử; cốt truyện, nhân vật khá đơn giản; văn bản truyện lịch sử: cốt truyện, nhân vật đa dạng, phức tạp hơn.
4. Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến khác nhau như thế nào về đặc điểm và chức năng? Cho ví dụ minh hoạ.
- Chức năng:
- Đặc điểm:
+ Câu kể: thường kết thúc bằng dấu chấm.
+ Câu hỏi (câu nghi vấn): sử dụng các từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, vì sao, bao giờ,...), kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
+ Câu cảm: sử dụng các từ ngữ cảm thán (ôi, chao ôi, chà, trời,...) hoặc các từ chỉ mức độ cảm xúc (quá, lắm, thật,...), thường kết thúc bằng dấu chấm than.
+ Câu khiến: sử dụng các từ ngữ cầu khiến (hãy, đừng, chớ, đi, nào,...), thường kết thúc bằng dấu chấm than.
- Ví dụ minh hoạ:
+ Câu kể (câu trần thuật): Đêm Trung thu, trăng sáng và tròn như một chiếc mâm vàng.
+ Câu hỏi (câu nghi vấn): Vì sao vào đêm Trung thu, trăng lại sáng và tròn hơn mọi khi?
+ Câu cảm: Trăng đêm nay tròn và sáng quá!
+ Câu khiến: Các con hãy ra ngoài sân ngắm trăng đi!
5. Khi viết một bài văn kể lại một chuyến đi, cần đặc biệt lưu ý đến những điều gì?
- Kể lại một chuyến đi theo ngôi kể thứ nhất.
- Nêu được các thông tin cơ bản về chuyến đi; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra chuyến đi.
- Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí.
- Kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
6. Nêu một vài kinh nghiệm rút ra trong việc nắm bắt nội dung chính sau khi nhóm đã trao đổi về một vấn đề lịch sử, xã hội.
Tham khảo:
- Sắp xếp nội dung ghi chép theo một trật tự mạch lạc, thuận tiện cho việc trình bày bài nói.
- Tích cực đưa ra ý kiến của bản thân đối với vấn đề cần trao đổi.
- Tôn trọng ý kiến trao đổi của tất cả mọi người.
7. Lịch sử dân tộc khi được thể hiện qua các tác phẩm văn học có gì độc đáo, thú vị?
Tham khảo: Việc thể hiện lịch sử dân tộc qua các tác phẩm văn học giúp cho kiến thức lịch sử trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, dễ dàng tiếp cận người đọc hơn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây