Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ "Vội vàng" SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- PGS.TS Phan Huy Dũng được mệnh danh là "ông đồ xứ Nghệ".
- GS. Trần Đình Sử từng nhận xét: "Phan Huy Dũng là người học hành chu đáo, đọc sách có suy nghĩ riêng. Đa tài, biết làm thơ, biết vẽ tranh, nhưng ít xuất hiện, ít công bố,..."
- PGS.TS Phan Huy Dũng đối với nhiều sinh viên Đại học Vinh, ông vừa là người thầy, người anh, người bạn lớn, đã khơi gợi ở trong họ niềm say mê văn chương và sự yêu thích đối với phê bình văn học, bởi ông là người nhiệt huyết, luôn có cái nhìn mới mẻ đối với văn chương và phê bình văn học.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Văn bản được trích trong Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc.
- Thể loại: Nghị luận văn học.
- Phương thức biểu đạt chính:
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Luận đề
2. Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng
- Để làm sáng tỏ cho luận điểm 1 - Sự kế thừa tư tưởng truyền thống của luận đề, tác giả bài viết đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa luận đề trong Vội vàng với tư tưởng trong thơ của một số tác giả nổi tiếng thời trung đại.
- Để làm sáng tỏ luận điểm 2 - Cá biệt hóa luận đề, tác giả dùng các lí lẽ và bằng chứng sau:
+ Lí lẽ 1: Luận đề trở nên hấp dẫn, trở nên mới mẻ chính nhờ phần "cá biệt hoá” của Xuân Diệu - cá biệt hoá bằng thứ cảm xúc nồng nàn hình như chỉ riêng ông mới có.
Thoạt đầu, sự xuất hiện của hai “nhân vật” chính của bài thơ là “tôi” và "cuộc đời” (hay “thời gian”) có vẻ giống như sự “hình tượng hoá" của luận đề. Nhưng do là một nhà thơ của cảm giác, tác giả “Vội vàng” đã không bằng lòng với sự xuất hiện nhợt nhạt của “nhân vật” và ông đã tìm cách làm cho nó sống dậy. "Cuộc đời” (hay "thời gian”) không phải hiện ra như một khái niệm khô cứng mà như một thực thể sống động mang nhiều tính danh.
+ Bằng chứng 1: Nó vừa là “nắng”, “gió”, vừa là "tuần tháng mật”, “đồng nội xanh rì”, “cành tơ phơ phất”,...
+ Lí lẽ 2: Trong cơn "tự kỉ ám thị”, nhà thơ hối hả níu giữ sắc màu, hương vị; tham lam vơ cả bàn tiệc của cuộc đời vào vòng tay, cất tiếng van vỉ thời gian hãy dừng lại, giãy giụa trong dự cảm tuyệt vọng [...] rồi sực tỉnh và quật lên trong cuộc chạy thi với thời gian...
+ Bằng chứng 2: “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa”; “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”.
+ Lí lẽ 3: Tận dụng triệt để thủ pháp liệt kê, coi trọng "chất lượng" nhưng lại tham cả "số lượng".
+ Bằng chứng 3: “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, “Và non nước, và cây, và cỏ rạng”.
=> Nhận xét: Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả bài viết đã sử dụng những lí lẽ sắc bén; bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục,...
- Trong bài viết, bên cạnh hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng góp phần làm sáng tỏ luận đề, tác giả bài viết còn đưa ra ý kiến trái chiều. Ông không tán thành với ý kiến đánh đồng giá trị thẩm mĩ cá biệt, đích thực của bài thơ với giá trị luận đề được nó chứng minh. Ông khẳng định luận đề trở nên hấp dẫn, mới mẻ chính nhờ phần cá biệt hóa của Xuân Diệu. Việc đưa ra quan điểm trái chiều này giúp cho người đọc hiểu thêm về ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc của bài thơ Vội vàng từ góc nhìn của tác giả bài viết.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Văn bản nghị luận Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ "Vội vàng" đã giúp cho bạn đọc có thêm cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về ý nghĩa và tư tưởng của bài thơ "Vội vàng". Qua những phân tích riêng của tác giả Phan Huy Dũng, chúng ta không chỉ thấy được sự kế thừa tư tưởng truyền thống của luận đề ở "Vội vàng", mà còn thấy được sự cá biệt hóa luận đề độc đáo, sáng tạo của Xuân Diệu trong "Vội vàng".
2. Nghệ thuật
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây