Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử SVIP
I. MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ
Mô hình nguyên tử hiện đại được xây dựng trên cơ sở khắc phục hạn chế của mô hình Rutherford - Bohr, thay thế quỹ đạo cố định bằng orbital – vùng không gian xác suất.
1. Mô hình Rutherford - Bohr
- Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.
- Electron chuyển động quanh hạt nhân theo các quỹ đạo tròn giống như hành tinh quay quanh Mặt Trời.
- Electron được sắp xếp từ gần ra xa hạt nhân theo thứ tự K, L, M, N. Electron ở càng xa hạt nhân thì có mức năng lượng càng cao. Mỗi lớp chứa tối đa 2n2 electron (n là số thứ tự lớp electron, n ≤ 4) và được phân bố theo nguyên tắc lấp đầy từ trong ra ngoài.
Câu hỏi:
@205849447228@
2. Mô hình hiện đại về nguyên tử
- Electron không chuyển động theo quỹ đạo cố định mà tồn tại trong vùng không gian quanh hạt nhân dưới dạng đám mây electron.
- Xác suất tìm thấy electron cao nhất (khoảng 90%) tập trung ở vùng gần hạt nhân.
Minh hoạ đám mây electron của nguyên tử hydrogen
Câu hỏi:
@205849440674@
II. ORBITAL NGUYÊN TỬ
1. Khái niệm
- Orbital nguyên tử (AO) là vùng không gian xung quanh hạt nhân, trong đó xác suất xuất hiện electron là cao nhất.
- Orbital s có dạng hình cầu, orbital p có dạng hình số 8 nổi, còn orbital d và f có dạng phức tạp hơn.
Hình dạng AO s và AO p
Câu hỏi:
@205751949379@
2. Số lượng electron trong một AO
Mỗi orbital được biểu diễn bằng một ô vuông và chỉ có thể chứa tối đa 2 electron (biểu diễn bằng hai mũi tên ngược chiều nhau).
Cách biểu diễn orbital
Câu hỏi:
@205849444620@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây