Bài học cùng chủ đề
- Mở đầu về đường tròn
- Đường tròn
- Tính đối xứng của đường tròn
- Dây và đường kính của đường tròn
- Xác định vị trí tương đối của điểm với đường tròn
- So sánh độ dài đoạn thẳng
- Đường tròn và tính đối xứng của đường tròn
- Chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn
- Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Mở đầu về đường tròn SVIP
1. Đường tròn
Định nghĩa
Đường tròn tâm $O$ bán kính $R$ ($R > 0$), kí hiệu là $(O ; R)$ là hình gồm tất cả các điểm cách điểm $O$ một khoảng bằng $R$.
Chú ý
+ Khi không cần để ý tới bán kính, ta kí hiệu đường tròn tâm $O$ là $(O)$.
+ Nếu $A$ là một điểm của đường tròn $(O)$ thì ta viết $A \in (O)$. Ta còn nói $(O)$ đi qua điểm $A$ hay điểm $A$ nằm trên đường tròn $(O)$.
Ví dụ 1. Gọi tên, xác định tâm và bán kính của các đường tròn trong hình vẽ sau:
Lời giải
Đường tròn $(O ; 3)$ có tâm $O$ và bán kính bằng $3$.
Ví dụ 2. Gọi $O$ là trung điểm của đoạn thẳng $AB$. Chứng minh đường tròn $(O ; OA)$ đi qua $B$.
Lời giải
Vì $O$ là trung điểm của $AB$ nên $OB = OA$.
Do đó, $B \in (O ; OA)$ hay đường tròn $(O ; OA)$ đi qua $B$.
Nhận xét
i) Đoạn thẳng $AB$ là đường kính của $(O)$ nên $(O)$ còn gọi là đường tròn đường kính $AB$.
ii) Điểm $A$ nằm trên, điểm $C$ nằm trong và điểm $B$ nằm ngoài đường tròn.
+ Điểm $M$ nằm trên đường tròn $(O ; R)$ nếu $OM = R$;
+ Điểm $M$ nằm trong đường tròn $(O ; R)$ nếu $OM < R$;
+ Điểm $M$ nằm ngoài đường tròn $(O ; R)$ nếu $OM > R$.
iii) Hình tròn tâm $O$ bán kính $R$ là hình gồm các điểm nằm trên và nằm trong đường tròn $(O ; R)$.
2. Tính đối xứng của đường tròn
Nhận xét
+ Đường tròn là hình có tâm đối xứng, tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.
+ Đường tròn là hình có trục đối xứng. Mỗi đường thẳng đi qua tâm là một trục đối xứng của đường tròn đó.
Ví dụ 3. Cho đường tròn $(I)$, tìm tâm đối xứng của $(I) $ và vẽ hai trục đối xứng của $(I)$.
Lời giải
+ Tâm $I$ là tâm đối xứng của $(I)$;
+ Vẽ hai đường thẳng $a$ và $b$ đi qua tâm $I$.
Ta có $a$ và $b$ đều là trục đối xứng của $(I)$.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây