Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về văn bản truyện ngắn, truyện truyền kì, truyện trinh thám (Phần 2) SVIP
II. KIẾN THỨC VỀ TRUYỆN TRUYỀN KÌ, TRUYỆN TRINH THÁM
1. Khái niệm
- Truyện truyền kì:
- Truyện trinh thám:
2. Đặc trưng của mỗi thể loại
Yếu tố | Truyện truyền kì | Truyện trinh thám |
Không gian | Có sự pha trộn giữa cõi trần, cõi tiên và cõi âm. (Các hình thức không gian này không tồn tại tách biệt mà liên thông với nhau.) | Không gian của truyện trinh thám là không gian hiện trường - nơi xảy ra vụ án, thường được khắc họa chi tiết và có những dấu hiệu của bằng chứng phạm tội. |
Thời gian |
- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa thời gian thực và thời gian kì ảo: + Thời gian thực: Thể hiện qua các điểm mốc, các niên đại xác định góp phần tạo nên giá trị hiện thực của truyện truyền kì. + Thời gian kì ảo: Được sử dụng khi nói về cõi tiên, cõi âm - nơi mọi thứ ngưng đọng, không biến đổi, không giới hạn. |
- Thời gian trong truyện trinh thám là thời gian diễn ra các hoạt động điều tra: + Thời gian tiếp nhận vụ án: Thường được giới thiệu cụ thể. + Thời gian điều tra vụ án: Thường gấp rút (trong một đêm, một vài ngày, vài tuần,...). - Người điều tra thường phải chạy đua với thời gian để tìm ra kẻ phạm tội. Điều này tạo nên sự căng thẳng, kịch tính, hấp dẫn người đọc và cho thấy tài năng của người điều tra. |
Cốt truyện |
- Mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử lưu truyền rộng rãi trong nhân dân; có khi mượn từ truyện truyền kì Trung Quốc. - Chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả. |
Gồm một chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình điều tra: - Vụ án xảy ra với sự việc bí ẩn. - Người điều tra tiến hành điều tra. - Tình huống bất ngờ, phức tạp, gay cấn xuất hiện. - Cuộc điều tra gặp nhiều căng thẳng, bế tắc. - Thủ phạm cùng quá trình gây án bị vạch trần, sự thật được sáng tỏ. |
Nhân vật |
- Nổi bật nhất là ba nhóm nhân vật: Thần tiên, người trần và yêu quái. - Các nhân vật thường có những nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên,... |
- Hệ thống nhân vật bao gồm: Người điều tra, nạn nhân, nghi phạm, thủ phạm. - Người điều tra là nhân vật chính trong tác phẩm, có thể là người điều tra chuyên nghiệp như thám tử, cảnh sát, thanh tra,... hoặc nhà điều tra nghiệp dư. Người điều tra này có tố chất đặc biệt: Sự dũng cảm, có vốn kiến thức phong phú, trí thông minh vượt trội, tài quan sát và suy luận. |
Người kể chuyện |
- Thường sử dụng ngôi thứ ba - người kể toàn tri. - Lời của người kể chuyện chiếm tỉ lệ cao trong văn bản. |
Được kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Ở ngôi thứ nhất, truyện được kể qua lời của người điều tra hoặc lời của một người bạn của người điều tra. Điều này sẽ giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, bất ngờ và kịch tính hơn. |
Chi tiết | Sử dụng những chi tiết hoang đường kì ảo trong văn bản. | Có những chi tiết thể hiện sự bí ẩn, li kì của vụ án và những bất ngờ của cuộc điều tra. |
Ngôn ngữ | Sử dụng nhiều điển tích, điển cố. | Không có quy định về ngôn ngữ. |
- Ví dụ 1:
- Ví dụ 2:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây